“Phần lớn thương hiệu tại Việt Nam chỉ đang dừng ở mức brand, giống như một thương hiệu hàng hóa chứ chưa nhiều thương hiệu khiến người mua say mê. Vì vậy, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển sang thương hiệu khác ngay khi có những yếu tố nhu cầu tốt hơn. Mỗi ngày, một người Việt Nam nhận được khoảng 3.000 thông điệp, cái bạn cần làm là giúp thương hiệu không bị che lấp đi, để người ta chú ý, né cái người ta ghét, giữ được sự tôn trọng và làm người ta tôn trọng.”
_Bà Hoàng Thị Mai Hương, Tổng giám đốc công ty quảng cáo Saatchi & Saatchi_
Câu chuyện thương hiệu
Hơn cả một câu chuyện
Làm sao để thương hiệu ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng, làm sao để khách hàng say mê, lựa chọn thương hiệu của bạn không chỉ vì chất lượng chắc chăn là câu hỏi khiến không ít thương hiệu phải đau đầu. Câu trả lời nằm ở câu chuyện thương hiệu.
Con người chúng ta tạo dựng năng lượng từ tình cảm và đòn bẩy tình cảm chứ không chỉ bằng lí trí. Thật lạ là ta nhớ một dịch vụ hay sản phẩm rất lâu không bởi vì vẻ đẹp hay đặc điểm nổi bật mà là những cảm xúc sâu sắc ta có được. Vì vậy câu chuyện thương hiệu tốt sẽ giúp bạn tạo được cảm tình từ phía khách hàng.
Tuy nhiên dưới sức ép phải đáp ứng sự thay đổi không ngừng nghỉ của các thuật toán (từ Facebook, Google, TikTok,…), việc xây dựng câu chuyện thương hiệu sao cho hấp dẫn, thú vị lại trở thành một bài toán khó. Vậy làm sao để xây dựng câu chuyện thương hiệu?
Câu chuyện thương hiệu là gì?
Câu chuyện thương hiệu không chỉ là những bài viết mô tả những hoạt động thường ngày của thương hiệu hoặc những sự kiện thương hiệu đã tham gia, đó là một câu chuyện kể lại các sự kiện đã khơi dậy sự khởi đầu và thúc đẩy sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu. Từ những lý do và tại sao phải bắt đầu gây dựng thương hiệu, quá trình xây dựng, cho đến lúc nó phát triển và thành công rực rỡ như hiện nay.
Câu chuyện thương hiệu được coi là cú nhảy vọt khi nó vượt xa những đặc điểm mà khách hàng biết về dịch vụ, tạo nên dấu ấn riêng trong lòng khách hàng với những ý nghĩa nhất định. Cũng giống như trong sách báo, phim ảnh vậy, khi bạn kể những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, tự khắc khách hàng sẽ ghi nhớ bạn là ai, nhận diện được thương hiệu của bạn. Quan trọng hơn, họ thực sự đồng cảm và quan tâm tới thương hiệu như những người bạn thân thiết.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ con người phản ứng rất mạnh với những câu chuyện tác động đến việc hình thành cảm xúc, giác quan, hành động tích cực qua câu chuyện. Từ đây cũng chứng minh được rằng câu chuyện thương hiệu không chỉ tạo nên giá trị kết nối mà phần nào còn thay đổi được hành vi của người đọc.
Chìa khóa xây dựng câu chuyện thương hiệu nổi bật
Câu chuyện thương hiệu chính là một nghệ thuật và người kể câu chuyện thương hiệu lôi cuốn nhất chính là người nghệ sĩ được yêu mến nhất. Vì thế, khi kể chuyện về thương hiệu bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố như tính gần gũi, thể hiện được chất riêng của thương hiệu,… bên cạnh các yếu tố cần có của một câu chuyện như bố cục, ý nghĩa, cảm xúc,…
Chặt chẽ và logic
Một câu chuyện có bố cục chặt chẽ, nội dung thống nhất, có tính thực tế sẽ tạo cảm giác không buồn chán khi đọc sẽ là yếu tố tiên quyết tạo nên một câu chuyện hay.
Việc kể một câu chuyện đơn giản, tập trung vào một chủ đề có định hướng rõ ràng cho người đọc, thể hiện sự hiểu biết chuyên sâu trên một lĩnh vực luôn làm người đối diện ấn tượng, thay vì lan man rông dài, không có điểm đến.
Một câu chuyện thật sự hấp dẫn khi nó được kể về chính doanh nghiệp với một ý tưởng rõ ràng và theo một mạch cảm xúc thống nhất. Cùng với đó hãy nhớ rằng mục tiêu lớn nhất của câu chuyện thương hiệu là giúp khách hàng thấy được định hướng và yếu tố mà thương hiệu đại diện tránh việc câu chuyện thương hiệu trở thành một câu chuyện phiếm.
Có ý nghĩa
Bất cứ câu chuyện nào nếu muốn người khác nhớ đến đều cần phải có chiều sâu ý nghĩa. Hãy gửi gắm một thông điệp có giá trị vào câu chuyện của bạn.
Nhiều thương hiệu đang cố gắng tạo ra những câu chuyện theo mong muốn của họ hoặc chạy theo đối thủ thay vì đứng ở phương diện của khách hàng, những gì họ muốn, họ quan tâm. Ý nghĩa ở đây không phải là ý nghĩa mang tính “huyền thoại”, mà là tạo ra ý nghĩa thực sự, liên quan đến khách hàng của chính bạn.
Việc kết tinh ý nghĩa đằng sau câu chuyện sẽ giúp thương hiệu rất nhiều trong việc tạo nên sự đồng cảm, thay đổi hành vi của người đọc.
Gần gũi và chân thực
Câu chuyện thương hiệu của bạn cần phải thực tế và mang tính chân thực từ chính những chuyện có thực và trình bày chúng sau cho thực đơn giản và gần gũi. Có như vậy, nó mới thực sự là một câu chuyện có giá trị và đi vào lòng người. Việc để cho câu chuyện của bạn chân thực “mộc” nhất theo vẻ đẹp của nó sẽ khiến khách hàng tin tưởng bạ hơn bao giờ hết.
Những gì đến từ trái tim sẽ chạm đến trái tim.
Đặt cảm xúc vào câu chuyện của bạn
Cảm xúc là yếu tố tạo nên sự khác biệt và khiến cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn. Hãy chú ý tác động đến cảm xúc của người đọc, hãy khơi dậy nguồn cảm hứng từ họ. Đó chính là bí quyết của một câu chuyện thương hiệu hay.
Đi thẳng vào tâm trí người đọc, gây xúc động mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu sắc là điều câu chuyện thương hiệu cần phải có. Việc tạo cảm xúc cho những giây đầu tiên gặp gỡ vô cùng quan trọng, bởi ấn tượng ban đầu thường ở lại lâu nhất và ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài.
Nói đến đây không thể không kể đến Nike với slogan “Just do it!” qua câu chuyện thương hiệu về những cá nhân có ước mơ trở nên phi thường. Bằng câu chuyện về người anh hùng xưa như Trái Đất, với khách hàng là nhân vật chính trong câu chuyện đó, Nike tạo động lực cho mỗi người không ngừng cố gắng, ca ngợi sự chăm chỉ và chiến thắng sự lười biếng. Khao khát được vĩ đại không chỉ có ở anh hùng mà còn ở chúng ta, những con người bình thường trong cuộc sống.
7 bước xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Để tạo ra một câu chuyện nổi bật với những yếu tố trên, bạn nên đi từng bước để đảm bảo câu chuyện thương hiệu sẽ truyền tải được hết những gì mà thương hiệu của bạn hướng đến.
Bước 1: Bắt đầu từ thực tế
Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn phải bắt nguồn từ những chất liệu thực tế và có liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu. Hãy xem xét một số mẹo tuyệt vời để lên ý tưởng cho câu chuyện thương hiệu của bạn:
- Xác định qua các vấn đề, khó khăn hay thách thức trong thực tế mà khách hàng gặp phải.
- Tham khảo những case-study điển hình trên và lên ý tưởng từ chính câu chuyện của khách hàng.
- Nền tảng tốt nhất để xây dựng một câu chuyện chân thực là hiểu biết về người dùng. Do đó, hãy thu thập thông tin chi tiết về hành vi, thói quen,… của khách hàng thông qua các cuộc khảo sát, phản hồi hoặc data có được từ bộ phận bán hàng.
Bước 2: Xác định điểm mạnh
Nhân vật trong câu chuyện của thương hiệu là một “anh hùng” – người đã xử lý được vấn đề của bản thân hoặc người xung quanh với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy khi thiết kế nhân vật trung tâm, hãy phản ánh những đặc điểm về nhu cầu, động cơ, cảm xúc, thái độ,… của chính người mua thông qua hình tượng đó.
Hiệu quả của quá trình này là khách hàng sẽ nhìn thấy chính mình trong câu chuyện của bạn, đồng cảm và bị thuyết phục để mua hàng. Mặt khác, chúng đặc biệt hữu hiệu khi được áp dụng ở nội dung website bán hàng..
Bước 3: Xây dựng “sườn” cho câu chuyện
Nhân vật trung tâm có mục tiêu gì? Hãy làm rõ điều này. Mục tiêu đó sẽ chạy xuyên suốt và đóng vai trò như nền tảng của câu chuyện, đồng thời cũng chính là giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, được truyền tải qua nội dung khi xây dựng website hoặc content trên các kênh khác.
Khi đã có mục tiêu, nhân vật làm thế nào để đạt được hay cuộc hành trình này sẽ xảy ra như thế nào? Vẽ lại hành trình đó là cách để xây dựng “sườn” cho câu chuyện
Bước 4: Đẩy vấn đề lên cao trào
Mọi câu chuyện thú vị đều có cao trào. Đó là những nút thắt đẩy mâu thuẫn, khó khăn,… của nhân vật trung tâm lên đỉnh điểm khiến họ cảm thấy bế tắc trong việc đạt mục tiêu hay giải quyết vấn đề. Cũng lấy ví dụ là một công ty phần mềm phân tích dữ liệu, một số nút thắt nhân vật có thể gặp phải là:
- Có quá nhiều dữ liệu
- Nguồn ngân sách hạn hẹp
- Lãnh đạo không ủng hộ việc sử dụng phần mềm
- Các giải pháp khác quá phức tạp
Bước 5: Thêm thắt các yếu tố thú vị
Hãy “vẽ” câu chuyện sinh động hơn bằng những yếu tố thú vị và giải trí bên cạnh xung đột cao trào. Bạn có thể thêm sự tương tác của nhân vật với các yếu tố xung quanh để khiến câu chuyện hồi hộp và hấp dẫn hơn. Cường điệu sự nghiêm trọng của vấn đề hay thêm những yếu tố hài hước là gợi ý hay.
Bước 6: Thay đổi tư duy – Tháo gỡ nút thắt
Thay đổi nhận thức là điều mà nhân vật cần có khi câu chuyện đi đến hồi kết. Khi xung đột bị đẩy lên cao trào, nhân vật có thể có những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, tức giận, muốn bỏ cuộc,… nhưng họ sẽ thay đổi khi chạm được đến mục tiêu của mình, đó là hệ quả của những gì họ học được trên hành trình. Sự thay đổi của nhân vật trung tâm (và cả các nhân vật xung quanh) là chìa khóa khiến câu chuyện trở nên ý nghĩa.
Bước 7: Kết thúc “có hậu”
Sau một hành trình gian nan, kịch tính và đầy thách thức, nhân vật cuối cùng cũng đạt được mục tiêu và thu về “trái ngọt”. Họ làm được điều đó vì tìm thấy giải pháp chính là thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, đây không phải lúc “thần thánh hóa” sản phẩm. Thay vào đó, hãy làm nổi bật lý do vì sao bạn lại là sự lựa chọn phù hợp nhất để nhân vật đạt được mục tiêu cuối cùng.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh câu chuyện thương hiệu – một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể tìm ra cách dẫn dắt tốt nhất cho câu chuyện của thương hiệu mình.
-
Hotline: 0707 6666 56
-
Fanpage: http://facebook.com/atpweb.vn
-
Website: http://atpweb.vn