Sử dụng Stories trong kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 1 khoản chi phí cho quảng cáo, nhận được vị trí hiển thị tốt mà còn mang lại tương tác chất lượng hơn nhiều so với những bài đăng thông thường trên Facebook hay Instagram. Vậy làm thế nào để đăng Stories hiệu quả nhất?
Trong bài viết này, ATPWeb sẽ chia sẻ đến bạn 11 điều bạn nên nằm lòng khi sử dụng Stories trong kinh doanh để tránh mất nhiều thời gian mà lại không mang lại hiệu quả.
Story vốn là một câu chuyện
Story vốn có thời gian xuất hiện ngắn, mỗi story dưới dạng video cũng chỉ kéo dài tối đa 20 giây (đối với Facebook), tuy nhiên, để thu hút người xem, nó vẫn nên được thiết kế với cấu trúc chuẩn của một câu chuyện. Ngay cả một story dài 15 – 20 giây cũng nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Ví dụ khi bạn đăng story về bức tranh cực tâm đắc của mình, hãy đảm bảo rằng 15 – 20 giây đó thể hiện đầy đủ bản phác thảo, lúc bức tranh được vẽ dở dang và khi đã hoàn thiện.
Bằng cách này, story của bạn không chỉ là lời khẳng định “Tôi có bức tranh này” mà còn là một câu chuyện thực sự, là hành trình mà một bức tranh được tạo ra.
Dùng những nội dung mà bạn có sẵn
Các bài đăng trên Instagram và Facebook có định dạng hình vuông trong khi stories sử dụng định dạng dọc. Khi bạn chụp ảnh và quay video cho các bài đăng Facebook hoặc Instagram của mình, hãy lựa chọn chụp bằng nhiều kích thước khác nhau để tiết kiệm công sức chuẩn bị hình ảnh cho Stories.
Ngoài ra, hãy tận dụng tất cả cơ hội mà bạn có thể sử dụng lại những content có sẵn. Ví dụ, bạn đã có một kỳ nghỉ ở biển rất tuyệt vời vào mùa hè năm trước, bạn có thể sử dụng những hình ảnh/video đó để tạo nên những stories cho kỳ nghỉ hè sắp tới này.
Tạo nên thương hiệu cho stories của bạn
Làm thương hiệu luôn là một vấn đề mà người làm kinh doanh cần đặc biệt lưu tâm. Bạn có thể tạo stories của mình bằng một nền tảng khác, như Canva. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng sử dụng những màu sắc, font chữ đặc trưng của riêng mình, thay vì phụ thuộc vào những font chữ và màu sắc có sẵn trên Stories.
Đây là một ý tưởng thông minh để bạn cá nhân hóa nội dung của mình, không chỉ là trên stories.
Đừng quên hashtag
Một số người lựa chọn đặt hashtag ở chính giữa stories của mình, trong khi một số khác lại thu nhỏ và đặt ở một góc nào đó để không tạo cảm giác khó chịu cho người xem. Tuy nhiên, điều đó cũng tùy thuộc vào người xem của bạn nữa, điều quan trọng mà bạn cần nhớ là sử dụng ít nhất một hashtag trong stories của mình để người xem có thể dễ dàng tìm thấy chúng thông qua tìm kiếm bằng hashtag.
Live video chưa bao giờ là ý tưởng tồi
Đó có thể là khi bạn đang tham dự một sự kiện, một hội thảo hoặc đơn giản là đang ở công ty/văn phòng của mình, bạn có thể quay stories và cho người xem biết bạn đang làm gì, đang ở đâu ngay lúc đó bằng những video nhanh, quay trực tiếp bằng Instagram hay Facebook stories.
Trên Instagram, bạn có thể phát trực tiếp tối và tối đa 60 phút, và 90 phút trên Facebook. Trên Instagram, bạn có thể lưu video của mình vào IGTV nếu video đó đáp ứng các yêu cầu về độ dài và định dạng. Sau đó đưa video IGTV vào Stories của mình, mặc dù Instagram không hỗ trợ chức năng này cho mọi tài khoản người dùng.
Sử dụng mục tin nổi bật
Bằng cách này, bạn có thể hiển thị cho mọi người những stories đã quá hạn 24g trên cả Instagram và Facebook. Những stories này sẽ hiển thị ở gần phần ảnh đại diện của bạn trên trang hồ sơ.
Những stories này có thể là về những phản hồi tích cực của khách hàng mà bạn nhận được, hoặc những câu hỏi, thắc mắc thường gặp về sản phẩm/dịch vụ. Đây cũng sẽ là phần góp phần giúp khách hàng định vị hình ảnh của bạn tốt hơn.
Chụp ảnh hoặc quay stories theo chiều dọc
Đại đa số mọi người cầm điện thoại theo chiều dọc. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy người dùng điện thoại dành khoảng 90% thời gian sử dụng điện thoại theo chiều dọc. Do đó, việc stories của bạn được quay và hiển thị theo chiều ngang sẽ không thực sự thân thiện với người dùng, gây khó khăn khi theo dõi.
Để tiếp cận khách hàng, hãy đi từ việc tạo lợi ích và thuận lợi cho họ hết mức có thể. Trước tiên là từ cách mà họ cầm điện thoại.
Lên kế hoạch trước khi đăng
Cũng giống như những bài đăng thông thường trên Facebook hay Instagram, bạn nên lên lịch trước khi đăng để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho stories của mình. Đương nhiên việc cập nhật stories ngay khi sự kiện đang diễn ra luôn được khuyến khích, tuy nhiên những bài đăng nhanh này có khả năng mắc phải nhiều lỗi hơn so với các bài đăng đã được chuẩn bị sẵn trước.
Lên kế hoạch và chuẩn bị trước cho bạn nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, chỉnh sửa nội dung, từ ngữ sao cho phù hợp. Đồng thời, việc đăng theo lịch đã định trước cũng sẽ tạo cho bạn thói quen, trách nhiệm với công việc của mình.
Dùng các templates có sẵn
Không phải ai cũng có thế mạnh về thiết kế. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, bởi bạn có thể sử dụng các mẫu sẵn để giúp truyền tải ý tưởng của mình đến với khách hàng.
Bạn có thể sử dụng các mẫu miễn phí từ Adobe Spark hoặc Hootsuite, hoặc đơn giản hơn nữa là sử dụng các tùy chọn mẫu dành cho stories trên Facebook hoặc Instagram. Việc bạn cần làm chỉ đơn giản là chọn một mẫu ưng ý trong Ads Manager, sau đó tùy chỉnh lại nếu cần.
Thêm phụ đề
Để tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng, bạn cần chắc chắn rằng tất cả người xem có thể tiếp nhận nội dung mà bạn truyền tải. Hiện nay, nhiều người thường dùng điện thoại ở chế độ im lặng, và vì thế họ thường khó có thể tiếp nhận những thông tin mà bạn đưa ra trong stories nếu không có sẵn tai nghe. Chính vì thế, bạn nên thêm phụ đề cho stories của mình.
Hiện tại, Facebook và Instagram không có tùy chọn phụ đề được tạo tự động cho Stories. Nhưng nếu bạn không muốn thêm nó vào theo cách thủ công, bạn có thể sử dụng những ứng dụng chỉnh sửa video có chức năng đồng bộ hóa văn bản với giọng nói chẳng hạn như Clipomatic hoặc Apple Clips.
Thêm CTA vào stories
Stories có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn nhiều hơn là việc giúp tạo ra một bức ảnh đẹp. Bằng cách đưa lời kêu gọi hành động (CTA) vào bài đăng của mình, bạn có thể khuyến khích người xem ghé thăm blog của bạn, mua sản phẩm,… hoặc hơn thế nữa.
Nếu đang muốn đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, phạm vi tiếp cận hoặc lượt xem video, bạn có thể chọn Thêm URL trang web trong Trình quản lý quảng cáo, sau đó chọn CTA của bạn từ menu thả xuống. Những tùy chọn này sẽ bật lên ở cuối Câu chuyện của bạn.
Lời kêu gọi hành động có sẵn trên Stories bao gồm “Mua ngay bây giờ”, “Liên hệ với chúng tôi”, “Theo dõi,” Đăng ký ”,… Tất cả các Trang kinh doanh trên Facebook đều có tùy chọn sử dụng CTA, bất kể số lượng người theo dõi của họ là bao nhiêu.
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp với thương hiệu của mình, nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu nhất thì hãy liên hệ ngay với ATPWeb trong hôm nay để được tư vấn miễn phí nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Vai trò của Facebook và Instagram Stories trong kinh doanh 2021
- Simple Facebook Pro – Công cụ không thể thiếu khi kinh doanh online trên Facebook
- Khai thác phần mềm Simple Facebook Pro trong kinh doanh 2021
- Kinh doanh trên Facebook Marketplace có thực sự hiệu quả
- Quy trình bán hàng chủ động trên Profile
- Cải thiện profile – Bài viết nghìn like
- Xây dựng và phát triển Nhóm trên Facebook
- Các vấn đề thường gặp khi bán hàng trên Facebook cá nhân