Xuất hiện đầu tiên trên nền tảng Snapchat, LinkedIn, ngày nay Stories đã ghi dấu ấn của mạnh mẽ trên hầu hết các nền tảng xã hội hàng đầu, và 2 ông lớn về mạng xã hội là Facebook Instagram cũng không nằm ngoài cuộc đua đó.
Vai trò của Facebook và Instagram Stories trong kinh doanh
Theo thống kế, có khoảng 500 triệu người đang sử dụng Facebook và Instagram Stories mỗi ngày. Cùng với đó, một khảo sát khác cho thấy rằng sau khi xem Stories của doanh nghiệp, 58% người nói rằng họ đã xem qua trang web của thương hiệu, 50% nói rằng họ đã truy cập trang web để mua sản phẩm/dịch vụ và 31% đến cửa hàng để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm.
Rõ ràng, bất chấp tính thời sự, nhất thời, Facebook Stories vẫn mang lại một tác đông lâu dài. Hiện nay, chúng đã chứng minh được khả năng thúc đẩy thương hiệu, có thể sánh ngang với việc xuất hiện trên Newsfeed Facebook hay Instagram. Cùng ATPWEB tìm hiểu về Stories và những điều cần lưu ý khi áp dụng nó vào kinh doanh nhé.
Stories là gì?
Có thể hiểu đơn giản Stories là những hình ảnh hoặc video được đăng tải lên mạng xã hội Facebook hoặc Instagram và sẽ biến mất sau 24 giờ. Mặc dù vậy, người dùng có thể chụp màn hình Stories hoặc vào mục lưu trữ để xem lại chúng về sau. (Chỉ có người đăng tải tin mới có thể sử dụng chức năng xem tin tại mục lưu trữ sau 24 giờ).
Người dùng có thể nhìn thấy các Stories của bạn bè ở phía trên trang chủ của Facebook hoặc Instagram, cả trên máy tính và điện thoại. Ngoài ra, chúng cũng có thể được xem trong phần nhắn tin của cả 2 mạng xã hội này.
Khi đăng stories bằng tài trang doanh nghiệp, bạn sẽ có 2 tùy chọn là đăng tự nhiên giống như khi đăng trên tài khoản cá nhân hoặc thông qua quảng cáo trả phí. Dù bằng cách nào đi nữa, đừng quên điều cốt lõi là phải khiến người xem nhớ đến bạn, nhận diện được thương hiệu cũng như loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
5 lý do nên sử dụng Stories trong kinh doanh
Stories là một công cụ tuyệt vời để bạn tăng mức độ nhận diện thương hiệu cũng như thể hiện rõ nét cá tính, nét riêng biệt của mình.
Đây đồng thời là cơ hội để hình ảnh của bạn trở nên gần gũi, thân thiện hơn với người dùng, bởi trên thực tế, người dùng thường không mong đợi một kiệt tác hoàn hảo hay một video quá bóng bẩy từ stories.
Stories được tối ưu hóa vị trí hiển thị
Khi bạn đăng tải 1 bài viết bình thường trên Facebook hoặc Instagram, thuật toán của Facebook và Instagram sẽ căn cứ vào một số cơ sở như mức độ thân thiết, tương tác, bạn bè mới,… mà sắp xếp hiển thị bài đăng của bạn ở newsfeed của bạn bè. Dĩ nhiên, những bài đăng được sắp xếp càng về sau sẽ càng có ít cơ hội tiếp cận bạn bè – là nhóm khách hàng tiềm năng của bạn hơn.
Tuy nhiên, với Stories, bạn không cần phải lo về việc này nữa. Stories được ưu tiên hiển thị ở ngay đầu trang chủ của người dùng là những người được quyền xem stories của bạn trong suốt 24g mà stories đó tồn tại. Bạn sẽ được vị trí hiển thị được tối ưu hóa mà không cần trả thêm bất cứ khoản phí nào.
Ngoài ra, bạn còn có thể hiện thị stories của mình ngay cả khi chúng đã hết hạn 24g bằng cách thêm chúng vào mục nổi bật của bạn. Khi đó, những story này sẽ được hiển thị ngay phía dưới ảnh đại diện ở đầu trang hồ sơ của bạn. Tuy nhiên với cách này, chỉ những người truy cập vào trang của bạn mới có thể xem được những stories này.
Stories có thể dẫn dắt người xem đến “Behind the scene”
Stories có thể dẫn dắt người xem đến với những cảnh hậu trường, những thứ mà có lẽ họ sẽ khó có thể nhìn thấy ở một nơi khác. Có thể là những việc thú vị mà bạn làm trong thời gian giãn cách xã hội, có thể là trong không gian bếp, nơi mà nhà hàng của bạn chế biến các món ăn,…
Chính điều này có thể tạo ra những sự quan tâm nhất định từ phía khách hàng dành cho doanh nghiệp của bạn.
Thu hút nhiều người tương tác với thương hiệu của bạn hơn
Theo nhiều doanh nghiệp, KOL thì tỷ lệ người xem tương tác với những thông tin, cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến trên stories của họ cao hơn so với những bài đăng thông thường trên Facebook hay Instagram.
Nói đúng hơn, số lượng tương tác vào stories là thấp hơn bài đăng thông thường, nhưng đây đều là những lượt tương tác thật, người tương tác là những người quan tâm nhiều đến những gì mà bạn chia sẻ chứ không chỉ là “like dạo” như bài đăng thông thường. Thậm chí với những stories hỏi-đáp, lượt người xem lại stories của bạn có thể cao hơn rất nhiều.
Điều này có thể được giải thích bởi nhiều lý do, có thể là do thời gian xuất hiện nhanh của stories, kết hợp cùng với những yếu tố thu hút tương tác khác như âm nhạc, nhãn dán,…
Tăng tỷ lệ click
Khi người xem tương tác nhiều hơn với thương hiệu của bạn, hõ sẽ thường muốn tìm hiểu thêm. Có thể thấy người dùng thường sẽ nhấp chuột vào các liên kết trên stories nhiều hơn so với các liên kết được đính trong hồ sơ của bạn.
Ngoài ra, khi tài khoản của bạn có nhiều lượt theo dõi hơn, bạn cũng có thể mở khóa thêm nhiều tính năng hơn để tăng tỷ lệ click. Cụ thể, trên Instagram, khi tài khoản của bạn có hơn 5.000 lượt theo dõi, bạn có thể đưa link vào sroties của mình, điều mà bạn không thể làm khi đăng tải một bài đăng Instagram thông thường.
Với 10.000 người theo dõi, Instagram cho phép bạn thêm tính năng “Vuốt lên để xem thêm” trên stories của mình. Điều đó cho phép những người xem đi thẳng từ stories của bạn đến trang web, blog của bạn hoặc link một sản phẩm mà bạn đang quảng cáo.
Chi phí thấp
Stories cho phép bạn làm tiếp thị với ngân sách thấp hơn nhiều so với khi làm video quảng cáo hay podcast.
Cái bạn cần quan tâm trước hết ở đây là ý tưởng. Khi bắt đầu lên ý tưởng cho stories trong kinh doanh, hãy nhớ rằng 50% người dùng muốn khám phá các sản phẩm mới và 46% muốn nghe các mẹo hoặc lời khuyên của bạn. Sau khi đã có ý tưởng, bạn có thể sử dụng chính chiếc điện thoại của mình để quay.
Bạn thậm chí cũng không cần đầu tư vào việc thiết kế đồ họa hay dựng video. Nhờ đó, stories của bạn có thể được quay một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không tốn quá nhiều chi phí.
Kích thước tiêu chuẩn của Stories
Stories có kích thước chuẩn đủ để lấp đầy toàn bộ màn hình điện thoại và có độ phân giải ít nhất 1080 x 1080 pixel, cho cả hình ảnh và video., hỗ trợ tỷ lệ từ 1,91:1 đến 16:9.
Stories thường là những khoảnh khắc ngắn được thiết kế để thu hút người xem. Thông thường, stories trên Instagram sẽ kéo dài tối đa 15s trong khi stories Facebook là 20s. Nếu bạn lựa chọn một stories dài hơn thời gian quy định trên, chúng sẽ được tự động tách thành nhiều stories riêng biệt.
Trên đây là định nghĩa cũng như vai trò của Stories trong kinh doanh. Trong phần tiếp theo, ATPWeb sẽ giới thiệu đến bạn những ý tưởng đăng Facebook và Instagram Stories hiệu quả nhất trong kinh doanh.
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp với thương hiệu của mình, nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu nhất thì hãy liên hệ ngay với ATPWeb trong hôm nay để được tư vấn miễn phí nhé !
Cải thiện profile – Bài viết nghìn like
Xây dựng và phát triển Nhóm trên Facebook
Các vấn đề thường gặp khi bán hàng trên Facebook cá nhân
Cách khai thác Facebook để bán hàng hiệu quả giúp tăng x2 x3 kết quả kinh doanh
-
Hotline: 0707 6666 56
-
Fanpage: http://facebook.com/atpweb.vn
-
Website: http://atpweb.vn