Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta đều sở hữu những thói quen riêng cho mình dù đó là thói quen tốt hay thói quen xấu, trong thực tế thói quen là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự thành công của mình trong công việc cũng như trong đời sống.
Vậy làm thế nào để xây dựng và phát triển một thói quen trở thành một yếu tố góp phần đem đến sự thành công cho bản thân mình ? Hãy cùng ATP Web tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !
Thói quen – Yếu tố quyết định sự thành công trong năm 2021
Thói quen là gì ?
Hầu hết chúng ta đều đã biết được thế nào là thói quen nhưng để giải thích một cách đơn giản thì Thói quen được hình thành từ 3 thành phần chủ yếu đó chính là: Nghĩ, Nói và HÀNH ĐỘNG.
Nhiều người cho rằng thói quen chỉ là một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần mà không biết rằng những thói quen “bình thường” mà mình vẫn làm hằng ngày cũng có ảnh hưởng đến đời sống và công việc của mình.
Vậy phải làm thế nào để ai cũng hiểu có thói quen thì sẽ thành công ?
Có rất nhiều thói quen tưởng chừng bình thường nhưng sẽ giúp bạn tiến bộ và hoàn thiện hơn từng ngày như: Thói quen làm việc, thói quen sáng tạo, thói quen tự vấn, thói quen tư duy phản biện và rất nhiều thói quen khác sẽ giúp chúng ta thành công trong sự việc, trong cuộc đời.
Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Nên bắt đầu xây dựng và phát triển một thói quen như thế nào ?
THÓI QUEN LÀ VIỆC MÀ CHÚNG TA LÀM THƯỜNG XUYÊN TỪ ĐÂY TỚI CUỐI ĐỜI, nó không hình thành do cảm xúc nhất thời mà phải hình thành từ chính suy nghĩ và hành động quyết tâm của bản thân mình trong suốt cả một cuộc đời.
Hay nói đúng hơn, Thói quen là thứ mà chúng ta sẽ làm khi không bị tác động bởi bất kỳ cảm xúc nào cả và mặc định rằng đó là 1 việc bình thường.
Ví dụ như thói quen ăn cơm đúng giờ được ta lặp lại mỗi khi đến giờ ăn mà không cần phải có cảm xúc nào tác động cả, tương tự thì thói quen dậy sớm đi làm cũng sẽ khiên bản thân tự động thức dậy khi đã đến giờ đi làm.
Những cảm xúc mà bạn cảm nhận được khi thực hiện thói quen như: khi đọc sách thì bản thân sẽ thấy thoải mái, khi được ăn cơm đúng giờ thì sẽ thấy ngon miệng… đều là cảm xúc tận hưởng chứ không phải cảm xúc được hình thành bởi Thói quen.
Một thói quen chỉ hình thành khi nó trở thành 1 điều bình thường.
3 Bước để hình thành một thói quen
THÓI QUEN = Nghĩ + Nói + HÀNH ĐỘNG
3 bước này là 3 bước quan trọng hình thành nên mọi thói quen. Khi bạn ngày càng trưởng thành hơn, bạn sẽ hiểu có những việc không phải cứ thích mới làm… mà là buộc phải làm.
Ví dụ: bạn muốn bán hàng profile, nhưng bạn ghét phải up ảnh mặt mình lên, sợ ngại với bạn bè, người quen…. nhưng bạn biết chắc thói quen đăng bài profile mặt mình lên mỗi ngày sẽ đem lại kết quả tốt cho việc kinh doanh của mình.
—–> Bắt buộc phải tập thói quen “đăng bài profile, đăng mặt mình lên”, và khi bạn làm được rồi thì… ô kìa, đơn hàng đã tới, vậy là bạn đã tập được 1 thói quen tốt.
Nghĩ
Bạn không giải quyết được vấn đề suy nghĩ của mình thì bạn sẽ không bao giờ biết được nó tốt hay xấu. Có 3 dạng suy nghĩ như sau:
- Cảm thấy không cần thiết (hoặc ghét).
- Cảm thấy bình thường, làm cũng được không làm cũng được.
- Cảm thấy RẤT QUAN TRỌNG.
Có suy nghĩ đúng, mới tạo ra hành động đúng
- Hành động 1: không cần thiết, không làm, thậm chí còn không nghĩ về nó.
- Hành động 2: cảm thấy bình thường mà bình thường thì không cần làm gấp, từ từ rồi làm, rảnh rỗi thì làm, hoặc bị ép thì làm cho có (không phải tự nguyện).
- Hành động 3: Cảm thấy RẤT QUAN TRỌNG, quyết tâm làm mọi cách để có được kết quả tốt.
Nói đúng hơn, chúng ta không phải là suy nghĩ nữa mà phải có NHẬN THỨC RÕ RÀNG VỀ TẦM QUAN TRỌNG của việc đó. Ví dụ về giảm cân:
- Giảm cân thì nó mới có sức khỏe.
- Giảm cân thì mới có người yêu.
- Giảm cân thì nó mới có năng lượng, mới làm việc thường xuyên,đầu óc minh mẫn thì mới ra tiền.
Việc nhận thức rõ ràng sẽ giúp chúng ta bỏ qua các rào cản bản thân như lười, như bận bịu, như có việc khác quan trọng hơn (vì đã xác định nó là quan trọng nhất rồi)… khi đó chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ giữa “làm hay không làm” thành “LÀM SAO ĐỂ LÀM TỐT VÀ RA KẾT QUẢ”
Tóm lại, trước khi muốn biến 1 việc gì thành thói quen, đầu tiên, hãy hiểu sâu về tầm quan trọng của nó, mà muốn hiểu sâu về tầm quan trọng của nó thì phải:
- Biết thêm nhiều thông tin.
- Biết các cách thức mà nhiều người khác đang làm.
- Biết rõ các kết quả thực tế (case study, họ đã làm điều đó như thế nào).
- Biết rõ các công thức, quy luật.
- Biết rõ các vấn đề thường gặp phải khi làm.
Càng biết nhiều về cái gì, chúng ta sẽ càng hiểu tầm quan trọng của nó.
Nói
Nhiều người sẽ nghĩ rằng việc chỉ nói suông sẽ chẳng giúp được gì trong việc hình thành một thói quen cả, nhưng nói ở đây là nói để nhắc nhở bản thân mình, để không ngừng thôi thúc bản thân mình hành động và đây cũng là 1 thành phần bổ trở để có thể áp dụng công thức thành công.
Việc nói nhiều về 1 điều gì đó sẽ giúp chúng ta:
- Củng cố suy nghĩ.
- Ép não hoạt động và lặp đi lặp lại những gì chúng ta nói (phương pháp NLP).
- Giúp não luôn nghĩ về 1 thứ.
- Giúp tạo ra thói quen nghĩ.
- Giúp chúng ta cứ tới 1 mốc thời gian nhất định là sẽ nghĩ (giống như khi đói bụng là bụng sẽ réo, phản xạ có điều kiện).
- ….
Khi não đã có phản xạ, miệng cũng thường nói về một điều thì chúng ta sẽ đánh lừa được não của chúng ta và từ đó chúng ta sẽ không gặp rào cản “lười biếng” “chống đối” mà nó sẽ dần dần trở thành suy nghĩ “à điều này là mình nên làm”.
Theo một nghiên cứu khoa học, con người có 2 phần là tinh thần và thể xác. Thể xác muốn làm nhưng tinh thần không muốn thì sẽ sinh ra rào cản, điều đó sẽ khiến chúng ta không thể hoạt động thường xuyên 1 vấn đề
——-> NÓI VỀ ĐIỀU CHÚNG TA MUỐN Ở BẤT CỨ MỌI NƠI, BẤT CỨ ĐÂU
- Chiều nay về mình phải đọc sách thôi.
- Bắt buộc, bắt buộc, bắt buộc phải đọc sách mỗi ngày từ hôm nay (lặp đi lặp lại).
- Nhìn thấy sách ở bất cứ đâu là phải lặp đi lặp lại.
- Sáng mở mắt dậy, tối nhắm mắt lại là phải đọc thần chú: đọc sách đọc sách đọc sách”.
HÀNH ĐỘNG
Đây mới là bước quan trọng nhất – HÀNH ĐỘNG.
Cho dù bạn có suy nghĩ và nói về việc mà bạn muốn nó trở thành thói quen bao nhiêu lần đi chăng nữa, thì quan trọng nhất vẫn nằm ở hành động của bạn, bạn phải làm, phải thực hiện… và đôi khi là phải tạo ra kết quả nữa.
Việc hành động là việc khó nhất trong công thức thói quen.
Ở một nơi nào đó, Sức mạnh của sự Tập trung nó biểu hiện ở sự nhất quán giữa “suy nghĩ” và “hành động”, đầu mình nghĩ 1 chỗ, việc mình làm lại là 1 việc khác thì nó không thể nào là sự tập trung được. Thói quen cũng vậy, chúng ta đã rèn luyện được suy nghĩ, nói nhiều về nó…. việc cuối cùng là đưa suy nghĩ vào hành động.
Xét cho cùng, để có thể hành động thì:
- Ép bản thân mình làm
- Tự chủ động làm
- Làm như một thói quen.
- …
Vậy, chúng ta có những cách sau để ép bản thân làm:
- Đưa ra mốc phạt, quy định phạt.
- Cùng thực hiện với bạn bè, đồng nghiệp, người thân.
- Ở trong một môi trường ai ai cũng làm.
- Phản xạ có điều kiện: làm thì sẽ được thưởng, không làm thì sẽ bị phạt).
- ….
Nói tóm lại, hãy cho bản thân vào một vòng lặp hoạt động. Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn thì ATP Web sẽ giới thiệu một ví dụ cụ thể về việc hình thành thói quen từ 2 học viên trong mảng “xây dựng profile bán hàng” như sau:
Học viên A: rất quan ngại về việc up mặt bản thân lên nền tảng mạng xã hội, và cũng chẳng dám show ra mình là chủ shop, hay mình bán cái gì.
Học viên B: cũng quan ngại, nhưng đó là vì đó giờ chưa làm
Sau khi học khóa học xong, được tầm 6 tháng, học viên B thì giờ là KOLs của shop, livestream ngày vài chục đơn tới vài trăm đơn, học viên A thì tới giờ vẫn “cực khổ” chạy ads 1 ngày 200-300k được 5-10 đơn mà có khi còn không có đơn nào.
Lý do thành công của học viên B là nhờ vào việc hiểu rõ tầm quan trọng khi show hàng thật giá thật người thật ra thì mới bán được hàng…. thế là dù có ngại đi chăng nữa, học viên B cũng ráng ép bản thân mình phải trở nên tự tin bán hàng.
TỔNG KẾT
Khi xây dựng một thói quen cần phải thực hiện đủ cả 3 bước là nghĩ, nói và hành động, dù thiếu bất cứ một bước nào thì cũng không thể nào thành công được, phải hoàn thiện cả 3 thì mới có thể đem lại kết quả cho bản thân mình.
Bài viết tham khảo từ: Leo Minh – Co Founder ATP Academy
ATPWEB – Xây Dựng Ngôi Nhà Online
- Website: https://atpweb.vn/
- Hotline: 0707 6666 56
- Email: [email protected]
- Facebook: ATP Web
- Add: 160 Đường số 2, KDT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TPHCM
Đánh giá bài viết post