Mục lục

Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Nhật Bản – Nền văn hóa độc đáo của Nhật Bản đã được định hình bởi các xu hướng và lực lượng từ trong và ngoài nước. Hiểu biết về những điều này và cách chúng đã hình thành xã hội Nhật Bản sẽ giúp bạn trong giao tiếp với người dân, doanh nghiệp và xã hội Nhật Bản nói chung.

Người Nhật đã rất hiệu quả trong việc tiếp biến các tôn giáo và trường phái tư tưởng từ bên ngoài. Nho giáo và Phật giáo đến Nhật Bản thông qua Trung Quốc và Hàn Quốc, người Nhật tiếp thu những giáo lý này và điều chỉnh chúng cho phù hợp với điều kiện và sự nhạy cảm của địa phương.

Sau hơn hai thế kỷ tự áp đặt, người Nhật đã làm điều tương tự một lần nữa với các ý tưởng và thể chế phương Tây từ những năm 1860 trở đi với thành công rực rỡ. Văn hóa Nhật Bản hiện đại có thể được coi là sự củng cố lẫn nhau của các truyền thống Thần đạo, Phật giáo và Nho giáo cổ xưa phủ lên các thể chế hiện đại.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Nhật Bản, từ đó có thể giúp bạn rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho thành công trong công việc của mình. Đặc biệt sẽ rất hữu ích khi bạn làm cho công ty Nhật Bản hoặc hợp tác với doanh nghiệp đến từ nước này.

Văn hóa kinh doanh của Nhật Bản
Văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

Tìm hiểu về văn hoá Nhật

Nhật bản là một đất nước đa dạng về chủng tộc với 98.5% là người Nhật, Hàn Quốc 0.5%, Trung Quốc 0.4%, những chủng tộc khác 0.6%. Trong số những chủng tộc khác có người Brazil đã di cư sang Nhật làm việc từ những năm 1990, một số đã quay trở về năm 2004.

Theo tờ CIA, tính đến tháng 7/2013, Nhật Bản là mái nhà của hơn 127 triệu dân,

Đối với tín ngưỡng, đa phần người Nhật theo Thần đạo (Shinto), tiếp đến là Phật giáo. Vì tâm niệm theo đạo Shinto mà phần cốt lõi chính là sự thanh khiết và sự dung hòa giữa con người và thiên nhiên, người Nhật có xu hướng sống giản dị, trong sạch, không làm nhiễm bẩn tâm hồn mình, và quan trọng là, hòa hợp với tự nhiên, môi trường.

Nhật Bản là một quốc gia có bề dày lịch sử. Trải qua thời kỳ lịch sử, biến cố và gặp phải những trắc trở thiên tai như động đất, sóng thần năm 2011, Nhật Bản vẫn mạnh mẽ đứng lên. Chính những trắc trở và biến cố đó đã tôi luyện nên một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, kiên trì và bền bỉ. Đặc biệt, tinh thần võ sĩ đạo đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 8 đức tính căn bản của giáo lí:

  • Đức tính dũng cảm: đức tính này phải rèn luyện từ nhỏ. Nhiệm vụ của ngừi học võ là phải biết xông pha chốn nguy hiểm nhất, không ngại hy sinh thân mình.
  • Đức tính ngay thẳng: con người phải sống ngay thẳng, không trái với lương tâm
  • Đức tính lễ phép: thể hiện một cách đứng đắn những cử chỉ lịch sự.
  • Đức tính nhân từ: tấm lòng yêu thương, bát ái, biết cách đối nhân xử thế.
  • Đức tính chân thật: phải thật lòng ngay cả trong những nguyên tắc lễ nghi, nếu không, ứng xử lễ phép cũng chỉ là giả tạo.
  • Biết tự kiểm soát mình: biết tự kiềm chế những cảm xúc của mình cho xã hội vui hơn, đời sống có ý nghĩa hơn.
  • Đức tính trung thành: theo quan niệm ngày xưa của người Nhật thì tính trung thành trong mối quan hệ chủ tớ là rất quan trọng.
  • Đức tính trọng danh dự: sự ý thức về danh dự và giá trị người võ sĩ.

Văn hoá kinh doanh của Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản hàng ngàn năm đã hình thành nên những phong tục, tập quán, lễ nghi trong văn hóa ứng xử, cách ăn mặc và lối sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Nhật Bản.

Do vậy, trong kinh doanh, người Nhật cũng thể hiện văn hóa riêng. Theo như trang Venture Japan, văn hoá kinh doanh của Nhật Bản cũng không khác gì phương Tây – lịch thiệp, nhạy cảm và cung cách tốt, tuy nhiên, trong một số trường hợp như lần đầu gặp và trao đổi danh thiếp cần sang trọng hơn.

Tổng hợp từ hai trang Venture Japan và Foreign Translations, một số mẹo về cách ứng xử kinh doanh Nhật Bản được đưa ra:

 

1. Thời trang công sở

Trang phục cũng là một nét văn hóa người Nhật. Đối với trang phục nam, tờ Bows n Tie cũng như Venture Japan đều ghi nhận rằng doanh nhân Nhật Bản đều mặc comple màu tối vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp.

Ở Mỹ hay những nước khác, không cần thiết phải mặc comple đen, nhưng ở Nhật, đó lại là điều quan trọng. Thông thường, comple màu tối, áo sư mi và cà vạt cổ điển luôn tạo nên phong cách doanh nhân thành đạt.

Đối với trang phục nữ, nữ doanh nhân đều khuyến khích mặc đồ màu tối nhưng phải sang trọng. Tờ Japanese Business resource nghiên cứu, đối với qui định một số công ty, phụ nữ không nên mang nhiều trang sức, giày cao gót hay váy quá ngắn.

Thời trang công sở trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản
Thời trang công sở trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

2. Cử chỉ

Tờ Japanese business resource đưa ra lời khuyên, tránh không nên chỉ điểm hay dùng những cử chỉ, động tác tay quá mức. Ở Nhật khác với những nơi khác, cử chỉ tay có thể mang nghĩa khác nhau. Ví dụ như trong văn hóa Nhật, dấu hiệu OK mang nghĩa là tiền.

Do vậy, cách thức giao tiếp này cũng nên hạn chế. Đừng nên vỗ vai hay lưng người Nhật. Venture Japan cũng nghiên cứu rằng người Nhật ít khi bắt tay cho nên, họ không thoải mái khi làm vậy. Nụ cười mang nhiều ý nghĩa trong cách thức giao tiếp, vì thế, hãy luôn tươi cười, thoải mái, sẵn sàng học hỏi, và hãy đặt câu hỏi cho công ty khách hàng. Do người Nhật cũng thích sự im lặng, đừng cảm thấy ngại khi cả phòng đang im ắng trong khoảng thời gian dài.

Là sự kết tinh dân tộc trong nhiều năm, văn hóa Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển. Để có thể thành công trong việc kinh doanh tại Nhật bản hay với đối tác Nhật Bản, cần phải tìm hiểu kĩ càng những qui tắc và văn hóa kinh doanh của Nhật Bản. Hiểu điều đó thì sẽ tránh được việc gửi nhầm thông điệp khi giao tiếp với nhau.

3. Sự riêng tư rất được coi trọng

Người dân Nhật Bản được biết đến với tính cách đặc trưng là riêng tư và kín tiếng. Như doanh nhân Jeffrey Hays đã nói rằng: “Tính riêng tư là điều tối quan trọng ở Nhật Bản. Bất kỳ ai cũng có thể gạch tên mình khỏi danh bạ điện thoại nếu muốn. Cửa sổ được thiết kế để mọi người không thể nhìn thấy bên trong…”

Vì vậy, ngay khi chỉ mới làm quen mà đặt quá nhiều câu hỏi liên quan đến đời sống cá nhân – điều đối với chúng ta có thể được coi là nỗ lực xây dựng quan hệ – thì đối với họ đây lại là một hành động huênh hoang và khiếm nhã.

Đây có thể là lý do tại sao Nhật Bản tụt hậu với thế giới về truyền thông xã hội. Theo một bài báo năm 2012 của Ad Age Digital, chỉ có 28 % người dùng Internet ở Nhật truy cập vào các trang xã hội hàng tháng, và thời gian dành cho mạng xã hội ở đất nước này chỉ đạt gần 2,9%, so với mức 16,8% ở Mỹ.

4. Sự đoàn kết trong nhóm là tối quan trọng

Nhật Bản được biết đến rộng rãi về một nền văn hóa cộng đồng – sự đoàn kết có giá trị hơn chủ nghĩa cá nhân. Trong mỗi nhóm đều tồn tại sức mạnh, như câu nói nổi tiếng của Nhật Bản: “Một mũi tên dễ bị bẻ gãy, nhưng mười mũi tên trong một bó thì không.” Tư tưởng văn hóa này tác động mạnh mẽ đến những hành vi nhất định, như cách khen ngợi thế nào để vừa lòng người nghe.

Trong khi chúng ta đánh giá cao những đóng góp của cá nhân và tin tưởng mạnh mẽ trong việc công nhận và khen ngợi đơn lẻ, thì ở Nhật Bản lại ngược lại. Việc chọn ra một cá nhân trong nhóm để nhận sự ghi nhận đặc biệt, không cần biết người đó có tài tới đâu, là một sự hổ thẹn cho cá nhân đó. Bạn phải luôn nhớ rằng khái niệm tập thể rất quan trọng đối với người Nhật Bản và họ luôn phấn đấu để có được lòng tin với toàn bộ nhóm.

5. Danh thiếp là những tấm bùa may mắn

Đối với các chuyên gia kinh doanh Nhật Bản, một tấm danh thiếp (Meishi, phát âm là “MAY-shee”) chính là danh tính của họ. Vì vậy, điều quan trọng là phải quan sát và tuân thủ các quy tắc lâu đời thể hiện sự tôn trọng đối với người đó.

Hãy nhận danh thiếp bằng cả hai tay, đọc nó và cất vào trong ví lưu danh thiếp nếu bạn đang đứng; còn nếu bạn đang ngồi, hãy đặt nó trên bàn trong suốt cuộc họp và sau đó cất vào ví lưu danh thiếp. Việc cất danh thiếp vào túi hậu hay ví tiền đều bị coi là thiếu lịch sự.

Khi đưa danh thiếp của bạn, hãy để mặt có chữ tiếng Nhật ở phía trên theo hướng người nhận danh thiếp, và đưa bằng hai tay. Ngay cả khi bạn đang ngồi cách xa người đó trong một nhóm, đừng quăng hoặc đẩy danh thiếp qua bàn. Hãy đứng dậy và đi tới tận nơi để đưa cho họ.

Danh thiếp là những tấm bùa may mắn
Danh thiếp là những tấm bùa may mắn trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

6. Tuổi tác tương đương với thâm niên kinh nghiệm

Mặc dù Nhật Bản ngày này đã có nhiều thay đổi, tuổi tác vẫn là yếu tố được tôn trọng ở quốc gia này. Độ tuổi cũng đồng nghĩa với thứ bậc trong bối cảnh kinh doanh. Một cuộc khảo sát của Nikkei 225 Index tại một số công ty đã chỉ ra rằng CEO của các công ty này đều có tuổi đời lớn hơn nhiều so với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở các nước khác, với độ tuổi trung bình 62. CEO trẻ nhất là 43 tuổi.

Hệ thống cấp bậc là yếu tố được coi trọng. Hãy đối xử với cán bộ lớn tuổi hơn với sự tôn trọng nhiều hơn so với những người trẻ tuổi bạn làm việc cùng. Ví dụ, hãy chào hỏi các nhân viên kỳ cựu nhất trước khi bạn chào hỏi những người khác. Tương tự như vậy, hãy nhớ đưa danh thiếp của bạn cho lãnh đạo cao cấp trước tiên.

7. Ép buộc sẽ không bán được hàng

Một cách tiếp cận theo kiểu ép buộc (hard-sell) sẽ không thành công tại Nhật Bản. Thay vì tạo áp lực hay tiếp cận theo kiểu đối đầu, hãy đưa ra một vài lời thuyết phục nhẹ nhàng ngắn gọn chỉ ra những vấn đề quan trọng mà bạn muốn truyền đạt. Tìm những điểm tương đồng giữa hai bên và xây dựng dựa trên các luận điểm đó. Đừng quá phụ thuộc vào các quyết định và các thời hạn chót.

Bạn cần hiểu rằng phong cách ra quyết định của Nhật Bản là dựa trên sự đồng thuận – nỗ lực đẩy nhanh quá trình này có thể bị coi là thiếu tôn trọng cách họ kinh doanh. Thay vì tỏ ra thiếu kiên nhẫn, hãy cố gắng coi quá trình này như một cơ hội để xây dựng lòng tin và củng cố các mối quan hệ.

8. Im lặng là vàng

Trong bối cảnh văn hóa kinh doanh của Nhật Bản, sự im lặng có giá trị hơn bất cứ lời nói nào. Như Larry Samovar, Richard Porter và Edwin McDaniel miêu tả trong cuốn Communication Between Cultures (Giao Tiếp Giữa Các Nền Văn Hóa), “Im lặng là chìa khóa dẫn đến lòng tin.”

Im lặng thể hiện rõ nhất sự khôn ngoan và khả năng tự kiểm soát. Điều này có thể đi ngược lại với cách tiếp cận của chúng ta ở quê nhà, nơi mà sự quảng giao có thể giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn.

Một cách tiếp cận nghiêm túc, hướng nội nhiều hơn, đặc biệt là vào lúc bắt đầu thiết lập một mối quan hệ kinh doanh, sẽ được chào đón hơn khi bạn làm kinh doanh ở Nhật. Vì vậy, hãy xem xét thái độ của đối tác Nhật Bản và điều chỉnh cách tiếp cận của bạn sao cho phù hợp.

World Business Culture, một công ty chuyên về nghiên cứu sự khác biệt văn hóa toàn cầu, đưa ra một nhận xét sắc sảo về sự im lặng như sau: “Giữa những thời khắc áp lực và căng thẳng tại một cuộc họp, người Nhật thường chọn cách giữ im lặng để xoá tan bầu không khí căng thẳng trong phòng và giúp mọi người thoát khỏi giai đoạn khó khăn (cũng là để giữ gìn hòa khí).” Lúc này, hãy kiềm chế, đừng phá vỡ sự im lặng bằng cách cố gắng trao đổi vấn đề với đối tác người Nhật của bạn.

Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Nhật Bản
Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

9. Những gì bạn không biết có thể làm hại bạn

Chúng ta đều biết rằng việc trao đổi quà tặng trong kinh doanh là một truyền thống quan trọng ở Nhật Bản, đặc biệt là tại cuộc họp đầu tiên. Một món quà nhỏ thì có thể gây nên sai sót gì được cơ chứ? Câu trả lời là rất nhiều thứ, ví dụ như: Các loại hoa như hoa loa kèn, hoa sen và hoa trà thường được sử dụng trong các dịp tang lễ và, do đó, bạn nên tránh tặng những loại hoa này.

Và bất kỳ loài hoa nào có màu trắng cũng đều có ý nghĩa như vậy. Cây trồng trong chậu cũng mang ý nghĩa tiêu cực trong mê tín. Và một bộ bất cứ thứ gì có bốn món cũng bị coi là không may mắn. Số chín cũng mang ý nghĩa bất hạnh. Hơn nữa, nếu bạn gửi thiệp Giáng sinh, tránh dùng màu đỏ, vì giấy báo tang lễ cũng thường được in màu đỏ.

10. Tác phong trên bàn ăn nói lên nhiều điều

Không giống như khi ngồi trên máy bay, khi bắt đầu bữa ăn, bạn chỉ nên lau tay chứ đừng lau cả khuôn mặt bằng khăn ẩm (o-shibori) được đem ra ở đầu bữa. Khi lấy đồ ăn cho mình từ đĩa đựng thức ăn chung, nếu không có các đồ dùng phục vụ để gắp thức ăn, hãy sử dụng đầu ngược của đũa để gắp thức ăn và đặt vào đĩa của mình. Không sử dụng đũa để đâm xiên thức ăn – bạn phải gắp chúng lên, dù món ăn rất trơn.

Khi bạn ăn xong, đừng quên sắp xếp lại tất cả đồ dùng trên bàn như lúc bạn ngồi vào; tức là đặt đũa đã dùng trên đồ giữ đũa, và đặt nắp trên các đĩa nhỏ. Sẽ rất kỳ lạ nếu bạn không phân biệt được các loại sushi khác nhau. Ngày nay, với sự phổ biến của các nhà hàng sushi ở khắp nơi trên thế giới thì việc bỏ ra chút ít thời gian để tìm hiểu những khác biệt đó cũng không mấy khó khăn.

Tác phong trên bàn ăn nói lên nhiều điều
Tác phong trên bàn ăn nói lên nhiều điều trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

11. Những quy định bất thành văn trong cách ăn mặc

Quan điểm về trang phục công sở ở đây rất bảo thủ. Đàn ông mặc vest truyền thống và phải đồng bộ với nhóm. Phụ nữ được khuyến khích đeo trang sức thật nhỏ để trông không quá nổi bật. Họ cũng được khuyến khích không mang giày quá cao, phòng khi chiều cao vượt quá đối tác nam giới.

Và nếu bạn mặc một bộ kimono, như Terri Morrison nói, trong cuốn Doing Business in Japan (Kinh doanh tại Nhật Bản), hãy “Đặt vạt trái lên trên vạt phải! Người ta chỉ đặt vạt phải lên trên cho xác chết mà thôi.”

12. Các vấn đề khác trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

Quan sát những chi tiết nhỏ về phép lịch sự là một cách thể hiện sự tôn trọng ở Nhật Bản. Ví dụ, việc bạn xì mũi ở nơi công cộng, như trong phòng họp, là rất không tế nhị; tốt nhất bạn nên xin phép và bước ra khỏi phòng. Chúng ta đều biết về việc phải cởi giày ở lối vào, và mang dép chủ nhà đưa cho. Tuy nhiên, mọi chuyện không dừng lại ở đó.

Khi được mời đến một ngôi nhà ở Nhật Bản, bạn có thể phải xếp dép đi trong nhà sang một bên nếu bạn chuẩn bị bước vào phòng có sàn bằng tatami – một loại chiếu chỉ nên đi bằng chân trần hoặc tất. Trong nhà vệ sinh, sẽ có thêm một đôi dép dành riêng cho phòng vệ sinh. Hãy nhớ bỏ chúng lại trước khi quay về chỗ ngồi.

Có thể đối tác không kỳ vọng bạn phải nắm được những quy tắc này, nhưng nhất cử nhất động của bạn sẽ đều được soi xét. Đây là những cử chỉ đơn giản để tỏ rõ sự tôn trọng chủ nhà. Điều này đem lại rất nhiều lợi thế, hoặc như David Syrad, Giám đốc điều hành của AKI Ltd Nhật Bản, nhận định: “Hãy sử dụng kiến ​​thức về văn hoá kinh doanh Nhật Bản để thể hiện khả năng linh hoạt và sự nhạy cảm của bạn.” Nó sẽ đem lại khoản lợi nhuận tương ứng.

Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Nhật Bản
Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Nhật Bản

Nguồn: https://atpsoftware.vn/van-hoa-kinh-doanh-dang-nguong-mo-cua-nguoi-nhat-ban.html

 

Xem thêm:

Top ý tưởng kinh doanh độc đáo và hiệu quả năm 2019: Vốn ít lợi nhuận cao!

Cách thúc đẩy sự sáng tạo của doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh của LinkedIn

24 ý tưởng kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ năm 2019

 

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website