Mục lục

Quy Trình SEO 2024 – 8 Bước Tiết Kiệm Chi Phí Và Hiệu Quả

Quy trình SEO Website không hiệu quả dẫn đến vừa mất thời gian, vừa tốn chi phí của doanh nghiệp. Để khắc phục vấn đề này,  ATPWEB sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết “Quy trình SEO 2024 – 8 bước tiết kiệm chi phí và hiệu quả” sau đây nhé!

SEO là gì?

SEO là gì

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là quy trình nâng cao thứ hạng tìm kiếm của Website trên Google.

Ví dụ: Người dùng gõ “Nồi chiên không dầu” trên thanh tìm kiếm của Google, một loại các kết quả sẽ xuất hiện và trải đều khắp các trang, nhiệm vụ của bạn là làm sao để Website của bạn và bài viết có chứa từ khóa “Nồi chiên không dầu” xuất hiện trong top 10 (Trừ bài viết quảng cáo) hay trang đầu tiên.

Tuy nhiên, chỉ tối ưu công cụ tìm kiếm thôi chưa đủ, SEO cần tối ưu 3 vấn đề sau:

  • Tối ưu thứ hạng từ khóa
  • Tối ưu chi phí triển khai
  • Tối ưu thời gian lên top

Quy trình SEO là gì?

quy trình SEO là gì?

Vậy quy trình SEO là gì? Quy trình SEO được hiểu là tập hợp các bước theo trình tự nhằm tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm của Google. Quy trình SEO sẽ khác nhau dựa trên quá trình trải nghiệm và đúc kết ra của từng người. Quy trình SEO thành công nhất là quy trình phù hợp với những gì Google cần tối ưu hóa – dựa trên nguyên tắc quản trị trang Web và nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm.

Một số việc cần làm trong quá trình SEO: Tối ưu mã nguồn, cấu trúc Website, tối ưu hình ảnh và nội dung, gắn backlink, …

Đề cập một chút về vấn đề làm SEO mà không có quy trình:

  • Khó quản lý các đầu công việc
  • Khó quản lý ngân sách
  • Đầu tư lan man, không ra kết quả

Tầm quan trọng của quy trình SEO

Tầm quan trọng của quy trình SEO

  • Tiết kiệm thời gian: Quy trình SEO phù hợp sẽ giúp dự án hay Website của bạn được đề xuất của Google mà không cần phải mất thời gian.
  • Biết được mình cần phải gì: Quy trình SEO phải đi theo trình tự và người thực hiện đòi hỏi có kĩ thuật để thực hiện tối ưu theo kế hoạch đã vạch ra sẵn. Từ đó, bạn sẽ biết phải làm gì và đi theo hướng nào.
  • Giảm thiểu rủi ro: Quy trình SEO tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro về cả chi phí lẫn nhân lực thực hiện.

8 Bước SEO tiết kiệm chi phí – hiệu quả

quy trình SEO

  1. Nghiên cứu từ khóa và lập kế hoạch Content
  2. Nghiên cứu đối thủ và tính toán chi phí SEO
  3. Tối ưu Technical SEO và cấu trúc website
  4. Xây dựng nền tảng Entity
  5. Update Content và tối ưu Onpage cho website
  6. Link Building
  7. Audit SEO
  8. Đo lường kết quả

Đi vào từng bước của quy trình:

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa và lập kế hoạch Content

Nếu xem SEO là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng, thì việc nghiên cứu từ khóa cũng chính là nghiên cứu khách hàng tiềm năng.

Tư duy nghiên cứu và phân tích từ khóa: Nghiên cứu ý định tìm kiếm đằng sau các từ khóa.

Ví dụ khi search từ khóa: Hạt chia, chúng ta sẽ tưởng khách hàng đang cần mua hạt chia và SEO trực tiếp link sản phẩm, nhưng trong thực tế người dùng chỉ đang tìm kiếm một bài viết cung cấp tất cả thông tin về hạt chia như: Hạt chia là gì?, công dụng của hạt chia? Lợi ích với sức khỏe,… thì chúng ta cần SEO link bài viết chứ không phải link sản phẩm.

Phân tích Search Intent và xác định Landing Page cần SEO

Việc tìm hiểu Search Intent là để:

  • Hiểu được mối liên hệ giữa: Từ khóa =>>> Search Intent (Ý định tìm kiếm) =>>> Lựa chọn Landing page phù hợp
  • Hiểu được ý định tìm kiếm đằng sau từ khóa là gì, từ đó cung cấp thông tin chính xác tới người dùng (khách hàng): Họ cần đọc bài viết, họ cần xem hình ảnh sản phẩm, hay họ cần xem tất cả các sản phẩm cùng loại,..
  • Từ đó sẽ lựa chọn SEO bài viết, link trang chủ, link danh mục sản phẩm, link trực tiếp của sản phẩm,…

Gom các từ khóa: Có cùng ý định tìm kiếm làm thành một URL. Ở đây có thể là URL bài viết, URL danh mục sản phẩm, hoặc URL sản phẩm,.. Hạn chế tình trạng cùng 1 Search Intent nhưng lại viết quá nhiều bài, dẫn đến tốn chi phí, thậm chí bị ăn thịt từ khóa của nhau.

Thiết lập website chuẩn SEO và mô hình Internal link (link nội bộ)

Mọi người thường thiết kế web =>> Lên bộ từ khóa =>> Sau đó mới tìm cách SEO. Ngược lại, anh Quyết sẽ đi làm bộ từ khóa và xác định cấu trúc website trước, sau đó xác định từng url trên website, rồi mới triển khai dựng thiết kế web và triển khai Content.

=>> Đây cũng là cách làm tương đối mới và phù hợp với những website bán hàng, bán sản phẩm vật lý,… Việc làm này sẽ giúp công ty tối ưu được chi phí làm SEO. Tùy vào cách làm của mỗi người.

Triển khai outline, guideline Content cho từng loại Content

Thường thì các bạn Content hay bỏ qua bước lên Outline cho bài viết. Chỉ tìm keyword sau đó viết một cách tùy thích mà không tìm hiểu đối thủ đang viết gì, bài viết của họ có bao nhiêu Heading,… Bước lên Outline này phải thực hiện cho từng bài viết, để bài viết được chuẩn, chỉ cần đọc duy nhất một bài trên website của mình là người đọc thỏa mãn hết tất cả thông tin.

Guideline thì khác với Outline, thường các bài về sản phẩm hoặc review hoặc dự án bất động sản thì sẽ có một Guideline chung cho tất cả các bài.

Ví dụ về dự án bất động sản thì tất cả các bài đều có Guideline chung là: Tổng quan dự án, Vị trí dự án, Tiện ích nội khu, Giá bán dự án, Tìm năng phát triển.

Đánh giá: Đây là bước vô cùng quan trọng vì Content is King mà. Nhiều bạn cứ thấy từ khóa có Volume là viết, nhưng không biết gom nhóm từ khóa dẫn đến bài bị trùng, hoặc cùng một ý định tìm kiếm đáng ra chỉ viết một bài thôi nhưng là viết cả 10 bài, dẫn đến tốn nguồn lực. Nên cần phải nghiên cứu rất kỹ phần Từ khóa và Content.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ và tính toán chi phí SEO

  • Vậy thì khi nghiên cứu đối thủ chúng ta sẽ nghiên cứu những gì? Số lượng và chất lượng backlink của đối thủ (họ đi bao nhiêu link báo, bao nhiêu link GP, bao nhiêu textlink,…) =>> Dùng Ahrefs là có thể check
  • Số lượng bài viết trên website đối thủ (Họ có bao nhiêu bài viết, chất lượng bài viết ra sao)

=>> Làm bằng họ hoặc nhiều hơn họ thì mới có khả năng cạnh tranh

  • Những traffic của website đến từ những từ khóa nào
  • Xem đối thủ có triển khai Black hat nào hay không (Traffic user, Traffic PBN,..)

=>> Sau khi nghiên cứu xong những điều này, anh em sẽ đi tính toán và dự trù chi phí triển khai. Vì bên mình làm website dự án của công ty nên cũng không nghiên cứu sâu về đối thủ và tính toán chi phí, chứ những đơn vị làm dịch vụ SEO họ tính toán rất kỹ để không bị lỗ khi triển khai.

Bước 3: Tối ưu Technical SEO và cấu trúc website

Tối ưu Technical:

  • Tối ưu tốc độ load trang (cả Mobile và Desktop)
  • Tối ưu các thẻ Heading (web phải có H1, H2, H3)
  • Tối ưu source code web
  • Tối ưu sitemap và robot.txt

Cấu trúc website: Là đi sắp xếp các page của một website, có ảnh hưởng trực tiếp đến SEO, cấu trúc trang Web được liên kết với nhau thì Google Bot có thể đi theo các liên kết nội bộ trong trang để đến với 100% các trang trên website

Xây dựng theo cấu trúc Silo, từ trên xuống: Danh mục =>> Danh mục con =>> Danh mục con =>> Bài viết

Xây dựng cấu trúc phẳng: Trang chủ =>> Giới thiệu =>> Dịch vụ =>>> Blog (Thường gặp trên hệ thống site của ATP)

  • Triển khai link nội bộ đến tất cả các url, tất cả bài viết đều có sự liên kết thì khi đó Google sẽ đi đến từng ngóc ngách của website và đọc tất cả dữ liệu
  • Wheel link: Mô hình link vòng tròn

Bước 4: Xây dựng Entity cho Website

Đây là một nền móng vững chắc của website, có thể giúp website đứng vững sau những lần Gồ update

  • Phổ biến nhất là xây dựng Bộ social (200-300 link social)
  • Tạo dựng Google Maps và các tài nguyên từ Google
  • Tạo các page giới thiệu về công ty và tác giả (author)
  • Có thể book link báo PR: (PR công ty, PR cho author chính)
  • Tạo Schema cho website

Bước 5: Update Content và Tối ưu Onpage cho website

  • Thường xuyên update Content chất lượng cho webite
  • Khi đăng Content thì phải tối ưu SEO
  • Kỹ hơn nữa mọi người tham khảo các checklist tối ưu Content và Onpage từ Seosona: Bit.ly/seosonachecklist

Bước 6: Link Building khoa học

Khi đi link thì mọi người quan tâm 2 yếu tố:

  • Tính liên quan: Website đi link có chủ để liên quan, có chuyên mục liên quan, có bài viết liên quan
  • Traffic: Website đi link phải có traffic, bài viết đi link có traffic thì còn tốt hơn nữa

Bước 7: Audit SEO

Khi nào thì cần Audit website:

  • Cần Audit định kỳ: 4-6 tháng/lần
  • Khi website bị rớt Top
  • Khi có những đợt update từ Google

Audit SEO sẽ audit những gì:
1. Audit Technical: Check lại tốc độ load, các thẻ Heading, code web,… =>> Thường sau một thời gian hoạt động web sẽ phát sinh một số lỗi
2. Audit Content: Khi bài bị rớt Top hay ý định tìm kiếm thay đổi thì mình phải đi Audit Content =>> Google rất thích bài viết được cập nhật nội dung mới
3. Audit Backlink:

  • Phải kiểm soát được số lượng link đã đi
  • Nếu bị bắn link bẩn thì phải disavow

Bước 8: Đo lường kết quả

  • Khi thấy Key Top =>> Mà không có Traffic
  • Key Top , Traffic có =>> Không có chuyển đổi
  • Landing Page không có form

=>> Trong quá trình làm phải có đo lường, thì mới có thể nắm được những tình trạng của website và tìm cách tối ưu:

Nhận đinh về quy trình SEO:

  • Quy trình SEO qua các năm vẫn không thay đổi, chỉ tùy vào từng gia đoạn Google sẽ ưu tiên 1 yếu tố nhất định.
  • SEO là quá trình vòng lặp liên tục
  • Làm SEO là phải đo lường được kết quả

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp được:

  • SEO là gì?
  • Quy trình SEO là gì?
  • Tầm quan trọng của quy trình SEO
  • 8 bước SEO tiết kiệm chi phí – hiệu quả

Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và có thể ứng dụng tốt trong việc tối ưu SEO Website.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ về địa chỉ sau:

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Đánh giá bài viết post

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website