Mục lục

[Hướng dẫn] Cách tạo bài viết mới trong WordPress đơn giản

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng menu Bài viết (Post) và cách tạo bài viết mới trong WordPress.

Cách tạo bài viết mới trong WordPress

Đầu tiên, bạn truy cập vào trang quản trị WordPress Dashboard -> click vào menu Bài viết (Posts) bên tay trái như trong hình dưới.

Menu tạo bài viết mới trong WordPress Dashboard
Menu tạo bài viết mới trong WordPress Dashboard

Trong đó,

  • Tất cả các bài viết: Bạn sẽ xem được đầy đủ các bài viết hiện đang có trên web.
  • Viết bài mới: Bạn click vào đây để bắt đầu tạo bài viết mới trên web.
  • Chuyên mục: Bạn có thể tạo, sửa, xóa các chuyên mục có trên web.
  • Thẻ: Bạn có thể tạo, sửa, xóa các thẻ ở đây.

Tiếp theo bạn click vào Viết bài mới (Add New) để tạo bài viết mới hoặc trỏ chuột vào bài viết đã có rồi lựa chọn các menu ở dưới như Chỉnh sửaSửa nhanh, Thùng rác, Xem thử.

Thêm bài viết mới
Thêm bài viết mới
Sau khi click vào Viết bài mới, bạn sẽ thấy giao diện của trang soạn thảo trong WordPress bao gồm khu vực nhập tiêu đề, nội dung, khung soạn thảo, chọn category, nhập tag (thẻ phân loại), format (định dạng) của bài post,…
Giao diện viết bài
Giao diện viết bài
Mình sẽ đi vào chi tiết từng phần:

1. Tiêu đề bài viết

Nhập tiêu đề bài viết
Nhập tiêu đề bài viết

2. Nơi nhập nội dung bài viết

Có rất nhiều thứ bạn có thể làm được, nó rất giống với trình soạn thảo Word của hệ điều hành Windows.

Nhập nội dung bài viết
Nhập nội dung bài viết

3. Thêm ảnh vào bài viết

Bạn nhấn vào chữ Add Media:

Thêm ảnh vào bài viết
Thêm ảnh vào bài viết
Chọn ảnh để thêm từ máy tính
Chọn ảnh để thêm từ máy tính

4. Xuất bản bài viết

Ở khu vực trên cùng bên tay phải bạn sẽ thấy các tùy chọn liên quan đến việc xuất bản bài viết:

Xuất bản bài viết
Xuất bản bài viết

Theo đó:

  • Trạng thái nghĩa là lưu bản nháp, bài viết của bạn chưa viết xong và bạn lưu nó lại để khi khác viết tiếp
  • Đăng ngay lập tức nghĩa là xuất bản chính thức, khi ấn vào đây nghĩa là bạn đã đăng bài, ai có đường link đều có khả năng xem được nội dung

5. Chuyên mục bài viết

Trước khi đăng bài có một phần khá quan trọng bạn cần để ý, đó là chuyên mục (thư mục) của bài viết. Nó chính là phần này:

Thêm chuyên mục bài viết
Thêm chuyên mục bài viết

Chuyên mục bài viết chính là nơi mà bài viết thuộc về, giống như một cuốn sách về kinh tế bạn sẽ xếp nó ở giá sách liên quan đến kinh tế, cuốn sách về văn học Việt Nam sẽ được xếp ở giá sách Việt Nam.

Ở đây cũng tương tự, về sau có rất nhiều bài viết mà bạn sẽ viết thuộc nhiều chủ đề khác nhau, việc tạo thư mục và xếp bài viết vào đúng thư mục sẽ giúp bạn dễ quản lý và độc giả dễ tìm đọc bài viết hơn.

6. Thẻ TAG

Kế đến là phần Thẻ (tag) ở phía dưới, thẻ cũng là một chức năng để phân loại post nhưng thường được dùng với quy mô rộng hơn. Chẳng hạn bạn đăng một bài viết vào chuyên mục Chương trình thì ở phần thẻ bạn có thể ghi là cử nhân, liên thông…v..v..

Thêm thẻ TAG cho bài viết
Thêm thẻ TAG cho bài viết

7. Ảnh đại diện cho bài viết

Phần cuối cùng là Featured Image, nghĩa là ảnh đại diện cho bài post này.

Mặc dù bạn có thể thêm nhiều tấm ảnh vào bài post bằng tính năng Thêm hình ảnh trên khung soạn thảo nhưng Ảnh đại diện thường được dùng để hiển thị ảnh đại diện cho từng bài viết và nhiều theme, plugin có hiển thị ảnh đại diện cho từng bài viết là sẽ lấy ảnh từ tính năng này.

Bạn có thể ấn vào nút Đặt ảnh đại diện để thêm một ảnh đại diện bằng cách tải lên.

Thêm ảnh đại diện
Thêm ảnh đại diện

8. Đăng bài viết

Được rồi, tạm thời như thế và bây giờ bạn hãy click vào nút Save Draft để lưu nháp post này lại.

Đăng bài viết
Đăng bài viết

Click vào nút Đăng để đăng post này lên website.

Sau khi đăng lên website xong, bạn truy cập ra trang chủ website sẽ thấy bài viết vừa đăng.

Rất dễ không nào, bạn đã vừa đăng xong một post thành công lên website rồi đó.

9. Sửa bài viết

Để sửa bài, bạn cũng vào lại menu Bài viết trong Bảng tin hoặc ấn vào nút Sửa bài viết trên khi xem trong trang hiển thị nội dung của post.

Chỉnh sửa bài viết trong Bài viết:

Chỉnh sửa bài viết
Chỉnh sửa bài viết

Tổng kết

Như vậy là về cơ bản bạn đã thao tác xong một bài viết. Giờ thì bắt đầu thực hành thôi nào. Chúc các bạn thành công !

 

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:

 

Khám phá ngay 500+ mẫu giao diện tuyệt vời của ATPWEB

kho giao diện

Đánh giá bài viết post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website