Mục lục

Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò của SMEs đối với nền kinh tế 2024

Doanh nghiêp SME là gì? Doanh nghiệp SME là một khái niệm khá phổ biến trong những năm trở lại đây. Đặc biệt là với xu hướng bùng nổ một cách nhanh chóng được nhiều phương tiện truyền thông quan tâm như hiện nay. Hãy cùng ATPWeb tìm hiểu chi tiết về loại hình doanh nghiệp này nhé!

I. Doanh nghiệp SME là gì?

SME (Small and Medium-sized Enterprises) tức “doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình, có số lượng nhân viên và doanh thu hạn chế. Các doanh nghiệp SME thường có quy mô hoạt động nhỏ hơn so với các tập đoàn lớn và thường hoạt động trong các ngành công nghiệp đa dạng như thương mại, dịch vụ, sản xuất, công nghệ thông tin, du lịch,… và nhiều lĩnh vực khác.

Doanh nghiệp SME là gì?

Đặc điểm chung của các doanh nghiệp SME là quy mô vừa và nhỏ, quản lý linh hoạt, quyết định nhanh chóng, và thường có sự tương tác mật thiết với thị trường địa phương.

II. Phân loại doanh nghiệp SME

Tại Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và được tóm tắt lại như sau:

1. Với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người
Tổng doanh thu/năm không quá 10 tỷ đồng Tổng doanh thu/năm không quá 100 tỷ đồng Tổng doanh thu/năm không quá 300 tỷ đồng
Hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng Hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng Hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng

2. Với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng:

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người
Tổng doanh thu/năm không quá 3 tỷ đồng Tổng doanh thu/năm không quá 50 tỷ đồng Tổng doanh thu/năm không quá 200 tỷ đồng
Hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng Hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng Hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng

III. Vai trò của doanh nghiệp SME là gì?

Vai trò của doanh nghiệp SME (Small and Medium-sized Enterprises) là rất quan trọng và đóng góp tích cực vào nền kinh tế và xã hội.

Vai trò của doanh nghiệp SME là gì?

1. Tạo cơ hội việc làm cho người lao động

Doanh nghiệp SME đóng góp đáng kể vào việc tạo ra việc làm trong nền kinh tế. Nhờ quy mô nhỏ, họ có thể linh hoạt trong việc tăng giảm số lượng nhân viên tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất và kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động.

Ngoài ra, doanh nghiệp SME cũng thường tạo ra các cơ hội việc làm cho những người có kỹ năng và kinh nghiệm hạn chế, như người mới ra trường, người già, và những người muốn làm việc tại các khu vực nông thôn hay các khu vực có thu nhập trung bình thấp, điều này đồng nghĩa với việc người lao động có cơ hội phát triển kỹ năng, khám phá và tiến xa trong sự nghiệp của mình.

2. Tăng trưởng kinh tế & phát triển đất nước

SME đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra thu nhập, sản xuất hàng hóa và dịch vụ, đóng góp vào GDP quốc gia và tạo ra cơ hội kinh doanh. SME cũng thường là nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Doanh nghiệp SME thường là môi trường thúc đẩy khởi nghiệp và sáng tạo. Những ý tưởng mới và công nghệ tiên tiến thường được sinh ra từ các doanh nghiệp nhỏ, giúp tạo ra sự đổi mới và tiến bộ trong các ngành công nghiệp.

Doanh nghiệp SME thường có xu hướng tập trung ở các khu vực địa phương. Bằng cách hoạt động và phát triển trong khu vực, SME đóng góp vào sự phát triển cộng đồng, tăng cường hạ tầng, cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra các cơ hội phát triển khác cho khu vực.

III. Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp SME là gì?

1. Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp SME

  • Khả năng vận hành một cách linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh hàng hóa mới, hàng hóa nhỏ lẻ.
  • Năng lực điều hướng trong việc quản lý hàng hóa kinh doanh, việc quản lý và thay đổi nhân sự, nhân viên một cách đơn giản và dễ dàng.
  • Mức chi phí phải bỏ ra trong quá trình xây dựng và phát triển không quá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh, mang lại doanh thu lợi nhuận ngay lập tức, hiệu quả đầu tư rất lớn.

Chính vì thế doanh nghiệp SME đang là mô hình doanh nghiệp được nhiều doanh nhân trẻ hướng đến hiện nay. SME có thể được coi là hạt nhân trong nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Một ưu điểm của doanh nghiệp SME tại Việt Nam đó là các ngân hàng lớn tại Việt Nam đang hướng đến đối tượng khách hàng cho vay là các doanh nghiệp SME. Do đó khả năng huy động vốn khá tốt và là cơ hội mà bạn có thể tận dụng cho mình.

2. Những hạn chế của loại hình doanh nghiệp SME

Mặc dù doanh nghiệp SME có nhiều ưu điểm, nhưng cũng đối diện với một số hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế phổ biến của loại hình doanh nghiệp SME:

  • Hạn chế tài chính: Doanh nghiệp SME thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và nguồn tài chính. Họ có thể gặp rào cản khi vay vốn từ các ngân hàng hoặc không có khả năng đầu tư lớn để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Hạn chế quy mô: Kích thước nhỏ và quy mô hạn chế của SME có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường. Họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các công ty lớn có nguồn lực và quy mô lớn hơn.
  • Thiếu chuyên môn hóa: Doanh nghiệp SME thường có nhân viên và tài nguyên hạn chế, dẫn đến việc thiếu chuyên môn hóa trong các lĩnh vực quản lý, kỹ năng kinh doanh và công nghệ. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trong một số ngành nghề đòi hỏi sự chuyên môn cao.
  • Rủi ro kinh doanh: Doanh nghiệp SME thường gặp rủi ro kinh doanh cao hơn do sự không ổn định của thị trường và khả năng chịu đựng tài chính hạn chế. Họ có thể gặp khó khăn trong việc ứng phó với sự thay đổi nhanh chóng và không chắc chắn trong môi trường kinh doanh.
  • Hạn chế về quyền lực đàm phán: Doanh nghiệp SME thường có quyền lực đàm phán thấp hơn trong việc đàm phán với các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được các điều khoản và điều kiện tốt hơn trong giao dịch kinh doanh.

IV. Những lưu ý trước khi bắt đầu loại hình doanh nghiệp SME

1. Kinh nghiệm của doanh nghiệp SME

Tận dụng nguồn lơi từ nhà nước: hiện nay một số nghành nghề đặc thù như công nghệ cao, chế tạo đồ dung, máy móc luôn nhận được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu đãi thuế khá lớn. Nếu tận dụng hết được những ưu đãi này là cơ hội tốt để một doanh nghiệp SME (Small and Medium Enterprise) có thể nhanh chóng phát triển.

2. Liên kết với các doanh nghiệp khác

Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, có vị trí vững chắc trên thị trường thì việc liên kết, hợp tác để cùng phát triển là cần thiết cho các doanh nghiệp SME. Có như vậy mới đảm bảo được sự thành công của các doanh nghiệp SME trong sự cạnh tranh bởi các ông lớn giàu tài chính và mạnh thế lực.

3. Tận dụng sự quan tâm của ngân hàng

Các doanh nghiệp SMES hay SME hiện nay đang tao nên nguồn lợi nhuận rất lớn cho các ngân hàng, nhờ đó nhận được sự quan tâm đặc biệt của hệ thống ngân hàng hiện nay. Việc tận dụng được những ưu đãi về vốn vay và lãi suất sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp SME có thể mở rộng thị trường làm ăn kinh doanh của mình.

Screenshot 8 ATPWeb - Khởi Tạo Ngôi Nhà Online

4. Gắn kết với khách hàng

Việc duy trì được một số lượng khách hàng là cần thiết với bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào. Thay vì việc “ăn xổi ở thì” nếu muốn phát triển lâu dài thì các doanh nghiệp SME cần phải nắm bắt được số lượng khách hàng này để phát triển một cách bền vững và lâu dài.

V. Sự khác nhau của Startup và doanh nghiệp SME là gì?

Doanh nghiệp SME Startup
Mục tiêu kinh doanh Doanh nghiệp SME thường là loại hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ. Startup là khái niệm để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp và một Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một công ty quy mô lớn với một tầm nhìn rộng
Cạnh tranh Doanh nghiệp SME không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào việc phải độc đáo hay đột phá để cạnh tranh và sống sót Với Startup, việc phát triển buộc phải được tính theo hàng mũ để đứng vững trên thị trường cũng như thu hút thêm vốn đầu tư.
Chủ sở hữu Các doanh nghiệp SME thường được sở hữu bởi cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài Startup thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp của mình.
Tốc độ tăng trưởng SME thường có lợi thế hơn so với doanh nghiệp Startup về tốc độ tăng trưởng bởi khả năng thu lợi nhuận có thể bắt đầu từ những ngày đầu tiên dù không nhiều đột phá như Startup. Startup thông thường sẽ mất một khoảng thời gian đầu để có được số lượng người dùng cũng như doanh thu nhất định và thậm chí là chịu thua lỗ

Tổng kết
Qua bài viết trên của ATPWeb đã cung cấp đến các bạn đọc một số thông tin về hữu ích. ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé!

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
SĐT: 0707 6666 56
Fanpage: https://facebook.com/atpweb.vn
Website: atpweb.vn
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website