Mục lục

CÔNG THỨC VIẾT BÀI CHUẨN SEO TRÊN WEBSITE

VIẾT BÀI CHUẨN SEO là một khái niệm mà chắc khá là nhiều bạn làm Content ngán ngẩm. Viết một bài viết thật hay, đúng câu cú, chuẩn ý nghĩa… nhưng sếp không duyệt, bộ phận marketing không duyệt vì… không chuẩn SEO.

Vậy một bài viết chuẩn SEO sẽ như thế nào? Có công thức nào giúp bạn viết bài chuẩn SEO hiệu quả trên website. Hãy đọc bài viết này nhé!

Viết bài chuẩn SEO trên Website

Dành cho những ai chưa biết thì SEO có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nó sẽ giúp cho bài viết mà mình viết sẽ lên top 1 Google khi người ta search. Viết content là một hoạt động Marketing, mà Marketing thì phải tiếp cận được khách hàng. Vậy nên, Viết cho hay vào mà không lên được top Google hoặc không có ai đọc thì suy ra là viết content là vô nghĩa.

Quan trọng hơn, SEO nó không phải chỉ mỗi yếu tố viết Content chuẩn SEO là lên top, sau khi viết chuẩn SEO thì còn phải đi backlink, làm bộ pillar page, kéo traffic, tối ưu source code chuẩn SEO v.v… Viết content chuẩn SEO chỉ là 1 phần nhỏ trong việc làm SEO. Nhiều bạn viết Content rồi khi thấy bài lên top thì nghĩ mình là người có giá trị nhưng thực chất không phải…. bạn chỉ có giá trị khoảng 5-10% thôi, còn lại là của người làm SEO, làm Marketing nó mới lên.

Công thức viết bài chuẩn SEO

  • Sếp: Em viết bài gì mà thiếu keyword từa lưa vậy, vậy thì làm sao mà chuẩn SEO, viết lại đi.
  • Mình: Ơ nhưng mà sếp ơi, viết chèn keyword tùm lum vào đọc nó không mượt sếp ạ, đọc sượng lắm.
  • Sếp: Em thì biết cái gì, fix ngay cho anh.
  • Mình: Ơ….???

Mình biết chắc nhiều bạn làm Content đôi khi sẽ gặp phải trường hợp này, đôi khi mình không thể làm những gì mà mình không hiểu, hoặc không đúng với “quan điểm” của mình…. nhưng biết làm sao đây, người ta là sếp, mình là lính, cãi làm sao đây?

Thực ra, việc viết bài chuẩn SEO đã là một trong những vấn đề mà chúng ta BUỘC PHẢI LÀM khi viết bài trên website. Như mình nói ở trên, viết content cho hay vào nhưng KHÔNG AI ĐỌC (vì có lên top đâu?) thì viết hay cỡ nào cũng không đem đến giá trị, và nếu không có giá trị vậy người ta thuê mình viết bài để làm gì? BỎ 5-10TR ra thuê Content hàng tháng với mục đích gì khi không đem lại lợi nhuận?

Nói thật thì những người làm kinh doanh họ thực tế lắm, họ thuê content là vì họ thấy ai cũng làm nên mình làm theo thôi, chẳng mấy ai biết rõ mục đích của việc viết content website, content Fanpage. NHƯNG, cả những bạn làm Content cũng mơ hồ và mông lung như vậy luôn, các bạn nghĩ rằng mình viết tốt là được rồi, phần marketing thì để người khác lo, có phải việc của mình đâu…. (khai thật đi, có phải bạn nghĩ vậy không :v)

Hãy thay đổi mindset đi, viết chuẩn SEO nó giống như việc bạn ăn cơm cũng phải có món mặn vậy ấy, món mặn thì bạn có ăn đại được không… nên làm SEO cũng đừng làm đại.

Viết bài SEO top 1 Google đáng giá bao nhiêu?

MỘT BÀI SEO TOP 1 GOOGLE KIẾM ĐƯỢC NHIÊU TIỀN?
Trước khi đi vào việc bài viết chuẩn SEO thì mình muốn mọi người hiểu được GIÁ TRỊ của một bài viết Website:

Công dụng của bài viết Website:

  • Đăng lên Website để duy trì bài viết (website mà lâu quá không viết bài sẽ bị ảnh hưởng độ uy tín, mất index)
  • Dùng chính bài đó để đăng lên Fanpage (như Page Chuyện Thương Trường)
  • Dùng chính bài đó để sharing trên profile Facebook, share nick Zalo, blog cá nhân v.v…
  • Dùng chính bài đó để đăng lên các diễn đàn, kéo backlink về.
  • Dùng chính bài đó để…. SEO TOP

SEO TOP kiếm bao nhiêu tiền?

Ví dụ đơn giản thôi: từ khóa Iphone X 64GB bản quốc tế có khoảng 3000-4000 người search 1 tháng. Nếu chúng ta top 1 thì chúng ta sẽ có:

  • 3000 traffic vào website đúng tệp khách hàng tiềm năng
  • Chuyển đổi ra ~100 đơn hàng Iphone X. mỗi cái iphone X giá là 10tr, vậy chúng ta đã kiếm về ~ 1 tỷ chỉ bởi 1 keyword duy nhất?

Vậy bỏ ra vài trăm triệu một tháng làm SEO đáng không?.

Mới đầu sẽ không ai hiểu được giá trị chuyển đổi thành tiền của SEO, vậy thì hãy làm 1 bài so sánh như vầy cho dễ hiểu. Bạn chạy Google Ads, bạn bỏ ra 5tr để chạy quảng cáo, mỗi một click quảng cáo bạn trả cho Google 1 số tiền (tùy keyword khó hay dễ), ví dụ như từ khóa “hút bể phốt” đi thì có giá khoảng 200-500k 1 CLICK (lưu ý là chỉ 1 click nha), hay từ khóa “thiết kế web” thì có giá khoảng 50-150k, hoặc từ khóa “khóa học SEO” thì có giá khoảng 30k-100k.

Vậy, nếu bạn lên Top từ khóa của bạn, giả dụ từ khóa đó có giá ads là 30k, lượng search là 1000 người search 1 tháng

  • 1 click là 30.000, 1000 click là 30.000.000 VND. Vậy bạn top 1 được 1 từ khóa, là bạn đã tiết kiệm được 30.000.000 quảng cáo mỗi tháng, bất ngờ chưa … nhưng đời không như là mơ, muốn top 1 ngoài việc viết Content ra (5%), chúng ta còn phải bơm backlink, fix internal link, bơm traffic, bơm này bơm kia… nên ít nhất, hãy làm content chuẩn SEO trước đã, tuy nói 5%, nhưng nếu không có bộ khung 5% này thì sẽ không có 95% còn lại.
  • VIẾT CONTENT CHUẨN SEO, NHƯ ĂN CƠM PHẢI CÓ MÓN MẶN. Là ăn cơm thì phải mời, tối đến là phải đánh răng, ra ngoài đường thì tươi cười :v dạng vậy, nên là cố mà viết chuẩn SEO đi nhé.

Định nghĩa của việc “Chuẩn SEO” vào thời điểm hiện tại

Thực ra, đối với ATPWEB thì chuẩn SEO nó không phải là cứ ngồi nhồi nhét keyword. chúng tối đã từng thực nghiệm làm SEO cho hơn 100 website với hàng chục chủ đề khác nhau, và khi đã làm tới 100 website thì mình cũng không thể kham nổi hết tất tần tật từ việc chỉnh sửa code cho tới việc fix từng bài viết một. Một bài viết mà fix chuẩn SEO theo RankMath thì nhân viên mình mất 1h-2h, cả làm nhanh thì cũng sấp sỉ 1 tiếng mỡi xong, mà 100 site với hơn 1000 bài viết được lên hàng tháng thì fix bao giờ mới xong :v

Do đó, KHÔNG THỂ CHUẨN SEO VỀ MẶT KỸ THUẬT. (hoặc nếu làm ít thì vẫn có thể)

Rất nhiều người làm SEO họ quan trọng về việc tối ưu kỹ thuật trong SEO, là những chỉ số mà các phần mềm đưa ra và mình trước đây cũng vậy. Nhưng nghiệt ngã cái là với số lượng nhiều, nhân sự mới liên tục thì mình chẳng thể train nhân viên theo kiểu đấy, thời thế sinh lươn lẹo… mình đã nghiên cứu ra một định nghĩa khác về chuẩn SEO đó chính là TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG.

VIẾT BÀI CHUẨN SEO theo mình đó chính là làm sao để người dùng ở lại website lâu nhất và thực hiện các hành động như ý mình muốn. Ngay cả Google cũng nói rằng thời điểm hiện tại, khi công nghệ AI của họ đã phát triển hơn thì họ muốn tập trung vào TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG.

Và… rất ít người biết điểm này nên họ cứ tập trung vào các chỉ số SEO. Các chỉ số SEO KHÔNG CÓ MỘT QUY CHUẨN NÀO CẢ, vì thực chất, theo công cụ RankMath thì nó là một “trung bình cộng” của 20-100 bài viết gần nhất trên Top Google. Chẳng hạn, xét về chỉ số “có chứa keyword chính”, bài top 1 chứa 13 keyword, bài top 2 chứa 8 keyword, bài top 10 chứa 20 keyword,… bài top 100 chứa 6 keyword.. thì tất cả các con số này sẽ được cộng lại và chia ra chỉ số trung bình…

—-> việc bạn chèn nhiều keyword vào theo 1 số nào đó là KHÔNG HỢP LÝ. vì lỡ đâu trung bình cộng nó có 5, mà bạn bỏ vào 20 thì bạn đã quá lố và Google lại đánh giá thừa chỉ tiêu —> SEO cũng không chuẩn

CHỐT: chuẩn SEO căn bản là CHUẨN TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG. Chỉ cần bạn chuẩn trải nghiệm người dùng, khả năng chuẩn SEO sẽ rất cao.

Để Chuẩn SEO mà không cần chuẩn SEO

Nói là chuẩn SEO theo trải nghiệm người dùng chứ thực sự mình cũng nghĩ GOOGLE nó mong muốn tạo ra 1 môi trường online giống như môi trường thật, là 1 cuộc sống mới… chỉ khác không gian. Google luôn cam kết đem đến dữ liệu hay ho nhất cho người dùng thông qua các thuật toán và các con bot AI. Trong năm 2020 đã có 2 đợt chỉnh lớn vào tháng 4 và tháng 10 khiến rất nhiều bài viết cũ mất top nhưng trong dàn bài viết của mình thì lại lên rất nhiều, điển hình như site list.vn hoặc site atpacademy.vn, ai rãnh có thể vào ahref check.

Chuẩn trải nghiệm người dùng chính là làm sao cho người dùng cảm thấy thoải mái nhất nhưng vẫn đem đến lượng thông tin rõ ràng, hợp lý và đầy đủ. Một ví dụ đơn giản nhất là về việc đọc sách, nếu bạn đọc các sách hàn lâm thì bạn sẽ thấy nó toàn là chữ và chữ, rất khó đọc, khó ngấm và đôi khi phải đọc vài lần khi chép các kiểu thì mới nhớ…. nhưng nếu bạn đọc sách của Gam7, toàn hình ảnh trực quan, bạn lại thấy đẹp đẽ hơn rất nhiều —–> trải nghiệm đọc sách thú vị hơn rất nhiều.

Hoặc một ví dụ đơn giản khác, bạn thích đọc text hơn là xem video? Và nếu text có ảnh và text không có ảnh thì bạn thích cái nào hơn? CHẮC CHẮN bạn sẽ cảm thấy dễ dàng để đọc hơn nếu là dạng text và có nhiều hình ảnh bổ trợ. Vậy, việc của chúng ta chính là làm sao để người dùng “dễ dàng đọc nội dung nhất có thể… và còn dễ tiếp thu nữa”. 2 nguyên tắc chính:

  • Đem đến nội dung ĐẦY ĐỦ NHẤT
  • Đem đến nội dung DỄ HIỂU NHẤT.

Công thức viết bài chuẩn SEO của ATPWEB

CÔNG THỨC VIẾT BÀI CHUẨN SEO

Các ý ở trên là “chuẩn seo” về bố cục. Như chúng tôi đã nói ở trên, Google luôn luôn mong muốn mang tới cho khách hàng những nội dung hay ho và đầy đủ nhất, và đối với ATPWEB thì khái niệm đó trở thành “viết bài chất nhất Google”.

VIết bài chất nhất Google

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn đang tìm một từ khóa “các công thức về content”, bạn muốn đọc 1 bài viết chỉ có 2 cái h2, dài 800 từ… hay bạn muốn đọc 1 bài viết với 8 cái h2 lần lượt là:

  • Công thức Content căn bản
  • Công thức Content cho bài PR
  • Công thức Content cho bài bán hàng
  • Công thức Content cho bài viết Website
  • Công thức Content cho Storytelling
  • Công thức Sáng tạo ý tưởng cho Content
  • Công thức Tạo tiêu đề viral
  • …..

Bạn sẽ thích đọc bài nào hơn? Bài 1 gồm 2 cái h2 và 800 từ, bài 2 gồm 8 cái h2 và 3000 từ? rõ ràng nếu bạn đang search 1 kiến thức nào đó, bạn sẽ muốn kiếm 1 bài viết rõ ràng và chi tiết hơn là 1 bài viết 600-800 từ.

Hãy viết 1 bài viết thật chất về chủ đề keyword đó… và hãy chắc chắn rằng bài của bạn đã chuẩn chỉnh các ý… và là bài CHẤT NHẤT mà bạn có thể tìm ra.

(này là ATPWEB đang nói về những bài kiến thức, các bài bán hàng thì lại khác nha… thông thường thì các bạn sẽ viết về bài kiến thức nhiều, về bài bán hàng thì chúng ta có thể áp dụng chuẩn SEO theo CoraSEO, RankMath, YoastSEO)

Mà để chất nhất Google thì bao gồm các yếu tố:

  • Bài viết của bạn phải là bài đầy đủ ý nhất
  • Bài viết của bạn phải bao hàm nhiều H2, H3 nhất (và phải đúng logic)
  • Các H2, H3, H4 phải rõ ràng rành mạch và có sự kết nối với nhau.
  • ….

Thông thường, khi muốn viết 1 bài viết về chủ đề nào đó, mình sẽ đi “săn” các h2 và sắp xếp nó thành 1 thứ tự nhất định rồi mới bắt đầu viết, đã có được 1 “mục lục” ngon nghẻ thì bắt đầu viết, việc này sẽ khiến mình dễ kiếm nội dung cũng như viết rõ ràng và rành mạch hơn. Quan trọng hơn là “mục lục” nhìn xịn rồi thì người dùng nhìn vào đã muốn đọc tiếp —> giảm tỉ lệ bounce rate (tỉ lệ thoát trang) —-> chỉ số này cực kì quan trọng.

Và một “mindset” quan trọng nữa đó chính là: “một bài viết dài luôn sẽ được lưu giữ, share, bookmark”, cái này là bí kíp luôn nhưng mà nó cũng rất real. Thực sự, khi mình thấy 1 thứ gì đó tổng hợp hoặc 1 cái gì đó dài dài thì mình sẽ lưu trữ nó trước đã, cần thì lấy ra đọc sau (cơ mà có bao giờ lấy ra đâu)…. quan trọng là họ sẽ LƯU NÓ LẠI. Và 1 điều nữa chính là CON NGƯỜI LÚC NÀO CŨNG THÍCH TỔNG HỢP (1 trong 10 yếu tố viral mà chúng tôi thường dùng).

  • Danh sách 100 Content Marketer đỉnh nhất Việt Nam
  • Tổng hợp 100 ebook Content tây tàu lẫn lộn (bài này được hơn 2k like bên group thánh content)
  • Tất tần tật các vị trí của Content Marketing (đã viết, được 1k3 like group Tâm sự con sen…)
  • Tổng hợp 100 công thức Content
  • ….

CHỐT: Hãy cố gắng để bài viết của mình CHẤT NHẤT GOOGLE và có 1 cái mục lục hoành tá tràng.

Đem đến nội dung dễ hiểu nhất

Tiếp theo là phần đem đến nội dung dễ hiểu nhất… vậy dễ hiểu nhất là gì? Là ai đọc vào cũng có thể dàng hiểu, dễ dàng đúc kết.

  • Một bài viết nhìn vào toàn chữ là chứ, chán không muốn đọc.
  • Một bài viết nhìn vào rối mắt quá nhức đầu, buồn không muốn đọc.
  • Một bài viết đọc quá khó hiểu, toàn từ ngữ chuyên môn mà hàn lâm, nản không muốn đọc.
  • Một bài viết đọc xong chẳng hiểu gì…. chửi.

Thực sự thì chính bản thân của chúng ta đọc sách, đọc bài hàng ngày cũng vậy thôi, có những bài viết rất hay, nội dung phải nói là cực kì chi tiết nhưng cách viết chán quá thì cũng bỏ… vậy đừng trách người ta không thèm đọc bài viết của mình.

Để bài viết dễ hiểu, chính bản thân mình khi đọc những nội dung, sách, báo, bài viết khác hãy thử ngẫm nghĩ xem cái gì sẽ khiến mình dễ hiểu, NHƯNG, trước khi dễ hiểu, hãy làm điều này:

Khiến người ta thích thú, có cảm nhận tốt trước khi đọc”

  • Một bài viết viết bởi content creator có ảnh hưởng, cứ đọc trước đã, dở cũng đọc.
  • Một bài viết có tiêu đề thú vị —> thích quá đọc tiếp
  • Một bài viết đúng vấn đề —> hay quá đọc tiếp
  • Một bài viết tiêu đề thú vị hài hước mới lạ quá —-> ờ mây zing quá đọc tiếp
  • ….

Trước khi khiến cho dễ hiểu… thì phải dễ thương thú vị trước đã, người ta có cảm nhận tốt,người ta sẽ đọc. Ví dụ điển hình như tiêu đề bài này thì tiêu đề của mình đã đánh vào “nỗi đau” của những người hay viết content, suốt ngày bị sếp bắt phải chuẩn SEO và khá khó chịu, tiêu đề này là 1 câu hỏi. Đây là 1 bài hàn lâm thì có thể không rõ ràng lắm nhưng hãy xem thử ví dụ:

Tổng hợp 100 công thức Content

  • Tổng hợp —> thích
  • 100 công thức Content —-> mong muốn sở hữu, ờ mây zing vì đâu ra mà 100 công thức
  • “lạ”… vì đó giờ chưa ai đăng

Khi tâm trạng đã thoải mái và tin tưởng, thích thú, đọc bài sẽ dễ hiểu hơn 1 tỉ lần. Tiếp theo hãy cùng tham khảo các checklist khiến dễ hiểu khác:

  • Đừng nên viết đoạn dài: 1 bài viết chỉ nên có những đoạn văn từ 2-4 dòng. Đoạn dài sẽ khiến con người lười đọc (theo buzzhead)
  • Nên có ảnh sau mỗi chủ đề lớn: ảnh là điểm tập trung, nó sẽ khiến mắt con người được giải tỏa, thoải mái hơn sau khi phải nheo mắt đọc 1 đống chữ. Ánh sáng màn hình sẽ gây nhòe mắt khi đọc chữ nên thêm ảnh phù hợp vào sẽ làm diệu mắt xuống.
  • Nên có CHECK LIST, hay nói đúng hơn là “bullet”: vì con người rất thích đọc những dạng liệt kê và nó cũng ngầm hiểu là đoạn đúc kết (Google rất thích)
  • Nên có in đậm, in nghiêng, gạch dưới hoặc quotes ở những ĐOẠN PHÙ HỢP, viết hoa cũng được: những yếu tố này sẽ khiến người đọc cực kỳ dễ hiểu vì đây cũng là ý mà chúng ta muốn NHẤN MẠNH.
  • Nên có đoạn CHỐT ở mỗi phần: chính là đoạn —-> phần này sẽ là phần đúc kết quan trọng giúp người đọc tổng hợp lại các ý chính trong bài học.
  • Nên có tài liệu, bài báo, bài viết kèm theo để dẫn chứng hoặc giải thích thêm: điều này sẽ khiến người dùng thấy chúng ta phân tích rất kỹ vấn đề và trong yếu tố backlink nội bộ cũng rất tốt.
  • ….

Thực ra, những yếu tố trên còn rất rất rất nhiều nhưng ATPWEB sẽ không thể kể ra hết vì chính bạn sẽ điền thêm vào các yếu tố đó, bạn sẽ học được qua kỹ năng COPY CAT nếu bạn tham khảo những bài viết nghìn like, bài viết mà bạn thấy hay và đúc kết từ nó. Hãy làm dày các checklist trên và thấm nhuần nó để việc viết trở thành quán tính của bạn.

Và một điều quan trọng nữa là khi bạn viết dễ hiểu, người đọc sẽ đọc hết bài từ đầu đến cuối, sẽ xem đi xem lại bài viết nhiều lần (vì bài này chất nhất google mà), và nếu bạn làm ra thành 1 serie nữa thì bạn hoàn toàn có thể tạo thành 1 list các bài hay nhất về Content… và họ sẽ coi đi coi lại hàng chục lần các bài viết trong đó từ năm này qua tháng nọ —-> traffic tự nhiên đều đặn, một yếu tố CỰC QUAN TRỌNG trong SEO.

TỔNG KẾT

Ở bài viết trên, hầu như Minh không hề nói về mặt kỹ thuật, không hề nói cách chèn keyword như thế nào vì đó là 1 phần khó và chắc mình phải quay video thực chiến việc fix như thế nào thì may ra mọi người mới dễ hiểu.

Tác giả: Minh Leo – ATPACademy
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website