Wireframe là một công cụ quan trọng trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm. Trong quá trình sáng tạo sản phẩm, nó được xem là “ngôn ngữ” được thể hiện thông qua các bản vẽ thiết kế giúp developer, product manager và designer có thể giao tiếp được với nhau. Cùng ATPWEB xem Wireframe có những điều thú vị nào cần khám phá.
Wireframe là gì?
Wireframe về cơ bản chính là bố cục của một trang web hoặc ứng dụng cụ thể. Nó bao gồm bản mô phỏng các thành phần như nội dung, hình ảnh, nhằm giúp đội ngũ phát triển trang web / ứng dụng cùng khách hàng có cái nhìn bao quát, hiểu rõ mục tiêu về các thành phần cần hiển thị sẽ được sắp xếp như thế nào.
Yếu tố phân biệt và mục đích của Wireframe?
Wireframe có khả năng hỗ trợ những vấn đề nảy sinh trong quá trình thiết kế giao diện. Một Wireframe là một bố cục của một trang web thể hiện những yếu tố giao diện nào sẽ tồn tại trên các trang chính. Đây là một phần quan trọng của quá trình thiết kế.
Trong đó, Sketch là bản nháp, phác thảo chi tiết các vị trí, vai trò và chức năng của từng thành tố trong một trang web. Còn Wireframe thì khác. Wireframe nhấn mạnh phác thảo cấu trúc chính, các hạng mục lớn và các yếu tố then chốt cần có trong giao diện website.
Trong đó, Sketch là bản nháp, phác thảo chi tiết các vị trí, vai trò và chức năng của từng thành tố trong một trang web. Còn Wireframe thì khác. Wireframe nhấn mạnh phác thảo cấu trúc chính, các hạng mục lớn và các yếu tố then chốt cần có trong giao diện website.
Các bước xây dựng khung thiết kế Wireframe hiệu quả
Thiết kế wireframe tạo ra sự tương tác với giao diện trực quan. Điểm đặc biệt chính là nó không bị phân tâm bởi các yếu tố màu sắc, kiểu chữ,… Có 9 bước mà bạn cần lưu tâm khi thiết kế Wireframe.
Bước 1: Khai thác những cảm hứng
Khai thác những cảm hứng và tìm ý tưởng là bước đầu tiên để nắm bắt tổng thể về quá trình xây dựng Wireframe. Ở bước này, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên tìm những những bên đã làm tốt hoặc vào các trang top đầu ngành của bạn xem và hình dung cách họ xây dựng và tổ chức Wireframe.
Bước 2: Thiết kế quy trình của bạn
Thiết kế quy trình là giai đoạn bạn cần tập trung vào thế mạnh của mình để tạo lên một quy trình nổi bật. Bạn nên hỏi và tham khảo thêm để cân nhắc việc sử dụng các Framework HTTP/CSS trong dự án của mình.
Đây là quá trình bạn cần thử nghiệm xem xét, phân tích và đánh giá để đưa ra quy trình hiệu quả.
Bước 3: Thông minh trong việc lựa chọn các công cụ
ATPWEB gợi ý cho bạn một số công cụ được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc xây dựng Wireframe trong UI UX.
Xem thêm : Làm thế nào để Thiết kế Website UI/ UX chất lượng?
Dưới đây là 3 công cụ được các designer yêu thích trong thiết kế wireframe:
1. Omnigraffle
Đây là công cụ trên Macbook được các designer rất ưa chuộng. Công cụ này chứa một thư viện các thành phần, các mẫu thiết kế, bạn có thể tái sử dụng. Chúng được đóng góp bởi những người dùng khác nhau. Bên cạnh đó, công cụ này chứa nhiều tính năng độc đáo khác như: tự động bố cục, tùy biến đối tượng, vẽ đồ thị và Smart guide.
2. Axure
Đây là công cụ xuất hiện từ rất sớm trên Macbook. Nó hỗ trợ rất tốt đối với các thiết kế Wireframe chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chúng còn khá lạ trên Windows.
3. Illustrator
Nếu là designer thì bạn đã không còn xa lạ gì với công cụ AI này rồi. Có thể nói đây là công cụ được nhiều người sử dụng trong việc thiết kế Wireframe. Những tính năng độc đáo trên AI chính là giải pháp cho bạn với những yêu cầu phức tạp khi tạo ra Wireframe hoàn thiện.
Bên cạnh đó, AI có khả năng tạo ra những file định dạng PSD, rất tiện để bạn chỉnh sửa khi cần thiết. Ngoài ra, các file này đều hỗ trợ chỉnh trên Photoshop để kiểm soát các thiết kế chữ.
- Indesign: Indesign là công cụ được khuyên dùng bởi chúng không chỉ có tính năng tương tự illustrator mà còn hỗ trợ rất nhiều về tính năng thiết kế và điều chỉnh các kiểu chữ khác nhau. Đồng thời công cụ này hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình tăng tương tác và độ chuẩn của bản mẫu.
- Balsamiq: Công cụ này được giới design đánh giá rất cao từ khoảng thời gian cập nhật vừa rồi. Chúng hỗ trợ các bản vẽ phác thảo Wireframe trở lên chuyên nghiệp hơn. Điểm nổi bật của Balsamiq là có thư viện tài nguyên khổng lồ. Đặc biệt, các tài nguyên này có thể tái sử dụng
Bước 4: Thiết lập một Grid
Hiểu một cách đơn giản, hệ thống Grid là một cách tổ chức theo cấu trúc. Nó không quá phức tạp trong việc bố trí các thành phần.
Lấy ví dụ cụ thể, bạn dùng Illustrator để tiến hành thiết lập. Trước tiên, đó là thiết lập kích thước tài liệu. Giả sử bạn chọn kích thước 1280 x 900. Điều này cho phép sự co giãn giữa các độ phân giải di động lên mức tối đa 1140 pixel.
Bước 5: Xác định bố cục với các ô
Sau khi thiết lập Grid, bạn cần bắt đầu thiết lập ô. Đây là quá trình thể hiện thứ tự thông tin mà bạn muốn trình bày “người xem” cảm nhận được. Một trình tự hoàn thiện và tối ưu nên có sự sắp xếp từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Bố cục ra sao sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng cụ thể của từng vấn đề và dự án. Bạn tham khảo ví dụ hình dưới đây:
Tùy vào mục tiêu và đối tượng, bạn có thể sáng tạo với bố cục. Tuy nhiên, vẫn giữ được thứ bậc của thông tin trong đầu. Dưới đây là một ví dụ thực tế mô tả vấn đề này.
Bước 6: Xác định thứ bậc thông tin với Typography
Sau khi đã sắp xếp vị trí thích hợp cho các ô, giờ bạn cần thêm các thông tin cần thiết. Khi đã có đầy đủ thông tin bạn sẽ đánh giá được các cấu trúc thông tin có tốt và hay không. Từ đó bạn sẽ tối ưu được thông tin muốn truyền tải ngay trên một bản phác thảo Wireframe.
Bước 7: Tinh chỉnh với dãy màu xám
Màu xám hỗ trợ xác định cường độ trực quan rất hiệu quả của các thành phần. Bởi vậy bạn nên tận dụng và khai thác hiệu quả.
Bước 8: Wireframe có mức độ chi tiết cao
Đây là bước không bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên, khi hoàn thiện bước này, Wireframe sẽ có tác dụng rất lớn đối với quá trình tổ chức và nâng cao hiệu quả tối ưu của bạn. Bản phác thảo chi tiết (Wireframe chi tiết) không chỉ hỗ trợ bạn tìm ra nhiều vấn đề, những lỗi sai tìm ẩn mà còn giúp bạn bổ sung những yếu tố còn thiếu khi bản phác thảo thô chưa thể hiện đầy đủ.
Bước 9: Chuyển đổi Wireframe thành Giao diện trực quan
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện giao diện trực quan. Công cụ lý tưởng nhất bạn nên tham khảo là illustrator. Bởi nó hỗ trợ xuất các tên tin .psd, và đều hỗ trợ chỉnh sửa khi cần.
TỔNG KẾT
Wireframe hiện tại đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của nhóm ngành sáng tạo. Ngoài ra, các công ty, tổ chức lớn cũng đưa Wireframe vào việc phát triển các sản phẩm sáng tạo của họ thông qua các dự án.
Dù vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện nhưng Wireframe vẫn có những ưu thế nhất định. Những chức năng và hiệu ứng phác họa, đen trắng xám hoặc xanh, thể hiện được giao diện một cách tốt nhất. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ các công cụ công nghệ, Wireframe lại tạo ra các sản phẩm giao diện đậm tính sáng tạo và đầy nổi trội.
ATPWEB – Xây dựng ngôi nhà Online
Liên hệ:
- SĐT: 0707 6666 56
- Fanpage: https://facebook.com/atpweb.vn
- Website: atpweb.vn