Thông thường, trang cảm ơn sẽ xuất hiện sau khi người dùng đã tiến hành mua sản phẩm/dịch vụ của bạn hoặc đã thực hiện một hành động mong muốn nào đó, tức là vượt ra ngoài kênh chuyển đổi. Tuy nhiên, bạn đã từng nghĩ tới việc sử dụng trang cảm ơn này như một công cụ giúp bạn tăng chuyển đổi hay chưa?
Đối với hầu hết các nhà tiếp thị, trang cảm ơn không gì khác hơn là một phương tiện để bày tỏ lòng biết ơn đối với người dùng đã mua hàng trên trang web của họ hoặc đăng ký nhận bản tin của họ. Tuy nhiên, trang cảm ơn có khả năng khuyến khích khách hàng tiềm năng thực hiện nhiều hành động mong muốn khác trên trang web của bạn hơn. Nó có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn vô số cơ hội chuyển đổi và thậm chí tăng doanh thu lên nhiều lần.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số ví dụ thông minh về trang cảm ơn để tăng chuyển đổi cho trang. Cùng tìm hiểu nhé.
Trang cảm ơn quan trọng ra sao?
Đầu tiên, có thể hiểu trang cảm ơn là trang hiện ra sau khi khách hàng đã hoàn tất điền form hoặc mua hàng. Trang cảm ơn có thể xuất hiện dưới dạng một popup hoặc một đường dẫn độc lập. Dưới đây là 4 lý do khiến cho trang cảm ơn không chỉ đơn thuần là nơi để bạn gửi lời cảm ơn đến khách hàng vì đã quan tâm đến sản phẩm của mình, mà nó còn có thể trở thành một mang lại doanh thu hiệu quả, bởi:
Tiềm năng chuyển đổi lớn
Theo nhà nghiên cứu Rober Cialdini, nguyên tắc tâm lý nhất quán nói rằng những khách hàng đã chuyển đổi một lần có nhiều khả năng sẽ quay lại và tiếp tục tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, làm tăng giá trị vòng đời khách hàng.
Trên trang cảm ơn của bạn, những khách hàng vừa mua hàng của bạn có nhiều khả năng đồng ý với các yêu cầu trong tương lai của bạn hơn. Đây có thể là ưu đãi bán thêm, yêu cầu khảo sát, yêu cầu đánh giá hoặc bất kỳ chuyển đổi sau mua nào khác.
Vấn đề ở đây là những người đã truy cập vào trang cảm ơn của bạn được khuyến khích tuân thủ bất kỳ mục tiêu chuyển đổi nào bạn muốn đạt được.
100% khách hàng thấy nó
Trang cảm ơn của bạn cũng là một phần bất động sản kỹ thuật số vô cùng giá trị. Về cơ bản nó là một landing page sau khi mua hàng.
Nếu bạn đang thiết kế và dùng một landing page cho việc kinh doanh của mình, gần như chắc chắn rằng bạn sẽ dành thời gian để chỉnh sửa nó nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Nếu vậy, sẽ chẳng có lý do gì để bạn sử dụng một trang cảm ơn mặc định tiêu chuẩn cho website của mình cả.
Ngoài ra, không giống như các email sau khi mua hàng, nơi mà thông điệp của bạn khó có thể được khách hàng để tâm mà chọn đọc giữa rất nhiều email công việc quan trọng khác. Trang cảm ơn của bạn là thứ CHẮC CHẮN sẽ xuất hiện sau khi người dùng thực hiện xong thao tác mua hàng.
Với “tỷ lệ mở” 100%, bạn sẽ nhận được một lượng lớn các lần hiển thị cho bất kỳ mục tiêu sau mua nào mà bạn muốn đạt được. Và như bạn biết, nhiều hiển thị hơn cùng đồng nghĩa với nhiều chuyển đổi hơn.
Đầu tư nhanh chóng, chi phí thấp
Việc tối ưu hóa kênh tiếp thị của bạn có thể tốn rất nhiều công sức cũng như kinh phí để thực hiện, tuy nhiên việc nâng cấp trang cảm ơn lại không quá phức tạp như vậy, bạn chỉ cần thực hiện một chút việc chỉnh sửa trang cảm ơn là đã có thêm một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc tăng chuyển đổi.
5 cách thông minh để sử dụng trang cảm ơn của bạn
Yêu cầu giới thiệu
Bắt đầu hoạt động kinh doanh mới thường là một thách thức cực kỳ lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp trực tuyến. Nhưng có một kênh thông minh, khi được sử dụng đúng cách, có thể biến thành một nguồn doanh thu lớn đó là thông qua việc giới thiệu.
Theo một cuộc khảo sát do Ogilvy thực hiện, 73% người tham gia khảo sát cho rằng yếu tố giới thiệu truyền miệng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến quyết định mua hàng của họ.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào việc yêu cầu khách hàng giới thiệu thương hiệu của họ với bạn bè và gia đình.
Ví dụ: Hubspot sử dụng trang cảm ơn để nhận được nhiều giới thiệu hơn từ khách hàng.
Công ty tin rằng khi khách hàng hài lòng với dịch vụ của họ và sẵn sàng đăng ký trên nền tảng của họ, họ sẽ rất vui khi được giới thiệu với các đồng nghiệp của mình.
Tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội
Ngoài các lượt giới thiệu, một cách khác để sử dụng trang cảm ơn của bạn là thúc đẩy sự tham gia của các phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn. Theo một cuộc khảo sát, 39% nhà tiếp thị kỹ thuật số trên khắp thế giới tin rằng chia sẻ xã hội là một công cụ rất hiệu quả để thúc đẩy chuyển đổi.
Trang Cảm ơn của Punchbowl là một ví dụ điển hình:
Như bạn có thể thấy trong hình ảnh được đưa ra ở trên, thay vì chỉ đặt các biểu tượng truyền thông xã hội trên trang Cảm ơn (như hầu hết các thương hiệu đã làm), Punchbowl dành thời gian để giải thích chính xác những gì khán giả mục tiêu của họ có thể mong đợi bằng cách tương tác với thương hiệu của họ trên Twitter, LinkedIn và Trends Blog.
Cross-selling các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
Cross-sell hay bán chéo là cách khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn bằng cách mua một sản phẩm có liên quan đến những gì khách hàng đã mua hoặc quyết định mua.
Mặc dù hầu hết các nhà tiếp thị cho rằng trang thanh toán là một trang hoàn hảo để bán chéo các sản phẩm và dịch vụ nhưng chúng tôi lại tin rằng trang cảm ơn có thể là một lựa chọn tốt hơn, đáng để thử. Lý do là khi khách hàng truy cập trang cảm ơn sau khi mua hàng hoặc đăng ký trang blog của thương hiệu, họ đang ở giai đoạn quan trọng.
Có nghĩa là đây là thời điểm mà khách hàng có nhiều khả năng chuyển đổi lại hơn là nếu họ quay lại trang web của bạn sau một tháng. Vì vậy, hãy sử dụng trang cảm ơn để khuyến khích khách hàng mua hàng của bạn nhiều hơn. Bạn có thể thu hút họ bằng cách cung cấp phiếu giảm giá hoặc thứ gì đó chỉ có giá trị trong 48 giờ tiếp theo kể từ khi họ mua hàng.
Trang cảm ơn của Bliss là một ví dụ điển hình:
Trang này giới thiệu các sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu, thu hút khách hàng xem chúng và thậm chí cân nhắc mua chúng ngay lúc đó.
Cung cấp tài liệu nội dung có liên quan
Cách tuyệt vời tiếp theo để chuyển trang cảm ơn của bạn thành một cỗ máy bán hàng hiệu quả là thêm các tài liệu đề xuất nội dung phù hợp và được cá nhân hóa trên trang. Tài liệu nội dung ở đây có thể là bất cứ thứ gì – blog, bài báo, sách, hướng dẫn sản phẩm, sách điện tử,…
Thu thập phản hồi
Hãy để ý đến hộp thoại “Tell us what you think”, tạm dịch “Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn” ở cuối trang cảm ơn của Apple. Giờ đây, một khách hàng hài lòng không phải lúc nào cũng nhấp vào hộp và gửi phản hồi, nhưng một khách hàng thất vọng về trải nghiệm trên website của bạn có lẽ sẽ làm vậy. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một số phản hồi có giá trị để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của mình trong tương lai.
Cấu trúc cơ bản của trang cảm ơn
Mặc dù có rất nhiều cách để bạn có thể thiết kế một trang cảm ơn, nhưng việc tuân theo một khuôn khổ đã định luôn hữu ích. Dưới đây đề cập là một số điều cơ bản mà trang cảm ơn của bạn phải có.
– Thông điệp cảm ơn
– Thông tin chi tiết về việc chuyển đổi (như chi tiết vé của chỗ ngồi trong rạp hát, số tiền giao dịch, thời gian chiếu,…)
– Liên lạc nếu cần thực hiện thêm bất kỳ hành động nào, chẳng hạn như nêu rõ bất kỳ nguyên tắc nào mà người dùng phải tuân theo. Ví dụ: trang cảm ơn phải nêu rõ liệu người dùng có cần mang theo chứng minh thư để nhận vé tại quầy rạp hát hay không,…
– Chi tiết liên hệ thương hiệu
– Khách truy cập sẽ mong đợi điều gì tiếp theo từ phía bạn, chẳng hạn như một cuộc gọi điện thoại trong một ngày làm việc, một email xác minh ngay lập tức, SMS,…
– Khách truy cập phải làm gì tiếp theo? Điều này sẽ xác định (các) mục tiêu của trang cảm ơn của bạn
ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng một website nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu nhất thì hãy liên hệ ngay với ATPWeb trong hôm nay để được tư vấn miễn phí nhé!
Nguồn: Tổng hợp
-
Hotline: 0707 6666 56
-
Fanpage: http://facebook.com/atpweb.vn
-
Website: http://atpweb.vn