Mục lục

Sơ đồ tư duy là gì? Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp và hiệu quả 2023

Sơ đồ tư duy là một trong những cách hệ thống hóa lại kiến thức mà chúng ta đã học và tiếp cận từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn nhớ lại vấn đề một cách dễ dàng hơn khi nhìn lại nó nhưng không phải ai cũng hiểu về sơ đồ tư duy và ứng dụng nó một cách hợp lý.

Trong bài này, ATPWEB sẽ cùng bạn đi tìm hiểu Sơ đồ tư duy là gì? Cách áp dụng sơ đồ tư duy hiệu quả. Chúng tôi cũng sẽ gửi đến bạn một vài lời khuyên cũng như cách vẽ sơ đồ tư duy vừa đẹp, vừa hiệu quả để bạn có thể tham khảo.

Sơ đồ tư duy là gì ?

Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một cách dễ dàng để động não suy nghĩ một cách tự nhiên mà không cần lo lắng về trật tự và cấu trúc. Nó cho phép bạn cấu trúc ý tưởng của mình một cách trực quan để giúp phân tích và nhớ lại.

Sơ đồ tư duy là một sơ đồ để biểu diễn các nhiệm vụ, từ ngữ, khái niệm hoặc các mục, được liên kết và sắp xếp xung quanh một khái niệm hoặc chủ đề trung tâm bằng cách sử dụng bố cục đồ họa phi tuyến tính. Nó cho phép người dùng xây dựng một khung trực quan xung quanh một khái niệm trung tâm. Sơ đồ tư duy có thể biến một danh sách dài các thông tin đơn điệu thành một sơ đồ đầy màu sắc, dễ nhớ và có tính tổ chức cao, phù hợp với cách hoạt động tự nhiên của não bạn.

Xem thêm: Tổng hợp Portfolio mẫu chuẩn dành cho người xin việc

Khi nào có thể ứng dụng Sơ đồ tư duy (Mind Map)?

Sơ đồ tư duy hoàn hảo cho các trường hợp:

  • Động não (Brainstorming ) và Trực quan hóa (Visualizing ) các khái niệm
  • Trình bày và truyền đạt ý tưởng
  • Tổ chức Graphic và sổ ghi chú điện tử
  • Điều hành cuộc họp hiệu quả hơn
  • Phác thảo các báo cáo và tài liệu
  • Đơn giản hóa nhiệm vụ và quản lý dự án
  • Viết tiểu luận
Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng khi nào
Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng khi nào?

 

Ưu điểm của việc sử dụng Sơ đồ tư duy (Mind Map)

Một trong những điểm cộng cho người dùng Sơ đồ tư duy – Mind Map là sẽ khiến người học gia tăng tính sáng tạo, và nâng cao hiệu quả làm việc tức thời. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho việc ôn tập và ghi nhớ có kết quả nhanh hơn.

Ví dụ về sơ đồ tư duy
Ưu điểm của việc sử dụng Sơ đồ tư duy – mindmap

 

Sơ đồ tư duy (Mind Map) còn giúp bạn xác định được những content trọng tâm của công việc, những ý chính nhất giúp nắm bắt được thông tin chuẩn xác nhất, không lan man, dài dòng.
Những ký hiệu, hình ảnhhay những màu sắc bạn dùng cho sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn cắt giảm thời gian, đi đúng được vào trọng tâm chủ đề cũng như giúp bộ não của bạn tiếp thu mau kiến thức hơn.

Xem thêm: Poster là gì? Thế nào là một Poster quảng cáo hiệu quả?

Vẽ Sơ đồ tư duy (Mind Map) đơn giản

Vẽ sơ đồ tư duy cực kỳ đơn giản và ai cũng có thể làm được:

  • Bắt đầu ở giữa một trang trống, viết hoặc vẽ ý tưởng mà bạn định phát triển. Tôi khuyên bạn nên sử dụng trang theo hướng ngang.
  • Phát triển các chủ đề phụ có liên quan xung quanh chủ đề trọng tâm này, kết nối mỗi chủ đề phụ với trung tâm bằng một đường thẳng.
  • Lặp lại quy trình tương tự cho các chủ đề phụ, tạo các chủ đề phụ cấp thấp hơn khi bạn thấy phù hợp, kết nối từng chủ đề đó với chủ đề phụ tương ứng.

Một số đề xuất khi vẽ Sơ đồ tư duy:

  • Sử dụng nhiều màu sắc, hình vẽ và biểu tượng. Hãy trực quan nhất có thể, và bộ não của bạn sẽ biết ơn bạn vì đều đó. Tôi đã gặp nhiều người thậm chí không cố gắng, với lý do họ “không phải nghệ sĩ”. Đừng để điều đó ngăn cản bạn thử !
  • Các tiêu đề càng ngắn càng tốt, chỉ 1-2 từ – hoặc tốt hơn là chỉ một bức tranh. Đặc biệt là trong bản đồ tư duy đầu tiên của bạn, sự cám dỗ để viết một cụm từ hoàn chỉnh là rất lớn, nhưng hãy luôn tìm cơ hội để rút ngắn nó thành một từ hoặc hình duy nhất – bản đồ tư duy của bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều theo cách đó.
  • Kích thước, màu sắc và căn chỉnh văn bản thay đổi. Thay đổi độ dày và độ dài của các đường. Cung cấp càng nhiều dấu hiệu trực quan càng tốt để nhấn mạnh những điểm quan trọng. Mỗi một chút đều giúp thu hút trí não của bạn.
  • Dùng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản: Hầu hết những từ trong hướng dẫn ghi chép bình thường chỉ là để đệm cho ý chính: chúng truyền đạt những dữ kiện, thông tin trong một bối cảnh nhất định và sử dụng cho dễ đọc hơn. Nhưng trong bản đồ tư duy, những từ ngắn gọn, đẹp đẽ và những cụm từ đa nghĩa cũng có sức mạng tương tựu. Những từ thừa chỉ làm cho bản đồ thêm rối hơn.
  • Viết theo lối chữ in và rõ ràng: vì những chữ viết tay lập lờ ,nghệch ngoặc hoặc nối với nhau lộn xộn chỉ làm bạn khó đọc hơn.
  • Sử dụng các liên kết chéo: thông tin trong một phần của bản đồ tư duy có thể liên quan đến các phần không giống. Bạn có thể vẽ các đường nối chúng lại nhằm thể hiện sự liên quan đó. Điều này sẽ làm bạn thấy được sự liên kết giữa các phần không giống nhau trong đề tài.
Ví dụ Sơ đồ tư duy (Mind Map) 
Ví dụ Sơ đồ tư duy (Mind Map)

 

Điểm cốt lõi

Bản đồ tư duy là một mẹo ghi chép cực kì hiệu quả. Nó không chỉ mô tả các dữ kiện mà còn giới thiệu cả cấu trúc tổng thể của chủ đề và tầm quan trọng của việc liên kết những chi tiết rời rạc trong đó. Nó giúp bạn kết nối và tạo ra mối liên hệ giữa các ý tưởng, đây là điều mà bạn khó làm được ở phương pháp ghi chép thông thường.

Nếu bạn nghiên cứu hay ghi chép về 1 vấn đề nào đó, hãy thử vẽ bằng Sơ đồ tư duy, dĩ nhiên bạn sẽ thấy nó hữu ích một cách đáng kinh ngạc.

Các bước lập bản đồ tư duy

Bước 1 : Định hình keyword 

Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.

  • Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ đề tài ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ tạo điều kiện cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ làm bạn có được diện tích hơn để triển khai các ý. Bạn cần vẽ đề tài ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới đưa ra các ý xung quanh nó.
  • Tự do các màu sắc bạn muốn, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
  • Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ tìm thấy chủ đề nhấtdo vậy, bạn nên vẽ chủ đề lớn cỡ 2 đồng xu 5000đ.

Bước 3 : Vẽ thêm các đầu bài phụ (nhánh cấp 1)

  • Đầu bài phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật
  • Đầu bài phụ nên gắn liền với trung tâm
  • iêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ k nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một dễ hơn.

Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

  •  Ở bước này, các bạn vẽ tiếp nối nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
  • Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ khiến cho mind map của chúng ta Nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
  • Nên tận dụng tối đa keyword và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều keyword mới và những ý khác được nối thêm vào các keyword sẵn có một cách đơn giản
  • Bạn hãy dùng những biểu tượng
  • Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bước 5 : Thêm các ảnh minh họa

  • Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý cần thiết thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình khả thi hơn vì bộ não của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.
  • Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng vui nhộn càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.
CÁC BƯỚC LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY
CÁC BƯỚC LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY

 

Vẽ Sơ đồ tư duy (Mind Map) bằng phần mềm IMINDMAP

Bước 1: Setup phần mềm ứng dụng iMindMap

Bước 2: Tạo bản đồ tư duy mới. Từ màn hình chính bạn click lựa chọn New

Vẽ Sơ đồ tư duy (Mind Map) bằng phần mềm IMINDMAP

 

Bước 3: Tại đây bạn chọn ảnh nền cho Chủ đề chính

Chọn ảnh nền cho Chủ đề chính của Sơ đồ tư duy
Chọn ảnh nền cho Chủ đề chính của Sơ đồ tư duy

Sau đó đặt tên cho Chủ đề chính, chỉnh sửa font chữ, Kích thước… phù hợp với ý muốn của bạn.

Chỉnh sửa chủ đề chính
Chỉnh sửa chủ đề chính

Bước 4: Tiếp đến bạn tạo nhánh cho bản đồ (có 2 loại nhánh là nhánh trơn – Branch và nhánh có hộp văn bản đi kèm – Box Branch), tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn các loại nhánh khác nhau.

Tạo nhánh cho bản đồ
Tạo nhánh cho bản đồ

 

Bước 5: Sau khi tạo nhánh và chỉnh sửa ta có dạng như sau, bạn có thể tạo thêm các đường viền cho nhánh hoặc chỉnh sửa màu sắc….

 

Chỉnh sửa nhánh
Chỉnh sửa nhánh

Bước 6: Sau khi đã vẽ xong sơ đồ tư duy (Mind Map) theo ý mình, bạn tiến hành xuất bản đồ đó ra file hình. Bạn chọn File —>Export —>Image. Chọn kích thước rồi bấm Export để xuất ra file hình.

Xuất file hình ảnh
Xuất file hình ảnh

 

Và dạng biểu đổ sau khi xuất ra sẽ được như sau:

Sơ đồ tư duy sau khi Xuất ra
Sơ đồ tư duy sau khi Xuất ra

Tổng kết 

 

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu tất tần tật về sơ đồ tư duy, cách vẽ sơ đồ tư duy và ứng dụng iMindMap để làm sơ đồ tư duy trên máy tính. Chúc các bạn thành công!!!

 

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website