Một trong những điều quan trọng của chiến dịch marketing là đánh giá hiệu suất, mức độ tác động và lợi nhuận đem lại của chiến dịch để có thể xác định xem những điều marketing đang làm có thực sự mang lại hiệu quả cho công ty không? ROI là một trong những khái niệm quan trọng để giúp marketer đánh giá được hiệu quả của chiến dịch. Hãy cùng khám phá khái niệm ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing, SEO, Content.
ROI là gì?
ROI là viết tắt của từ Return On Investment tạm dịch là tỉ lệ hoàn vốn đầu tư hay thường được gọi bằng khái niệm khác là tỷ lệ lợi nhuận, tỷ suất hoàn vốn hoặc tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu.
Hiểu một cách đơn giản thì trong hoạt động đầu tư, ROI được sử dụng để đo lường lợi nhuận dự tính mà công ty có thể thu được so với chi phí đầu tư ban đầu phải bỏ ra từ đó đánh giá tính khả thi của một dự án và có được các quyết định đầu tư tối ưu nhất.
Trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, ROI được sử dụng cực kì phổ biến bởi sự hữu ích của nó trong các mục tiêu kinh doanh cần những số liệu so sánh cụ thể độ hiệu quả của các khoảng đầu tư khác nhau.

Cách tính ROI
Công thức tính ROI
ROI = (Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư)/Chi phí đầu tư.
Ví dụ, bạn mua cổ phiếu 20 triệu, dự kiến bán ra đc 100 triệu, lãi 80 triệu. Vậy ROI = (100-20)/20 = 400%
Tuy nhiên chỉ số ROI đạt bao nhiêu là tốt thì tuỳ thuộc vào ngành hàng bạn đang quan tâm đầu tư.
Doanh thu dự kiến: Doanh thu dự kiến có thể được tính bằng tổng số hàng bán được nhân với giá vốn hàng bán. Được kết quả bao nhiêu, bạn lại tiến hành nhân với phần trăm lợi nhuận kỳ vọng.
Chi phí đầu tư: Là tổng hợp tất cả những loại chi phí mà doanh nghiệp dùng cho hoạt động kinh doanh của mình. Bao gồm chi phí mặt bằng, chi phí cho trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhân sự, máy móc, các loại thuế, chi phí điện – nước, …
Công thức tính tỷ suất hoàn vốn ROI:
ROI (%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư X 100%
Trong đó lợi nhuận ròng được tính theo công thức:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
Công thức tính tỷ lệ lợi nhuận ròng trên được áp dụng trong hầu hết các loại hình kinh doanh/dịch vụ hiện nay. Trong nhiều trường hợp khi chi phí đầu tư thì quá nhiều nhưng thu không đủ để bù chi khiến lợi nhuận âm thì ROI khi đó cũng sẽ âm.
Ví dụ: Trường hợp nếu tỷ lệ ROI = +1.5% có nghĩa cứ mỗi 1$ bạn bỏ ra thì sẽ mang lại thêm cho bạn 0.015$. Ngược lại nếu ROI = -1.5% thì cứ 1$ bỏ ra bạn sẽ mất thêm 0.015$.
Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn trong việc công thức ROI được áp dụng trong kinh doanh thực tế như thế nào đối với một chủ đầu tư/doanh nghiệp, chúng ta sẽ đến với một vài ví dụ thực tế sau:
Ví dụ 1
Một chủ nhà hàng chi ra tổng số tiền là 100.000$ để tu sửa, mở rộng nhà hàng của mình Sau 4 tháng kinh doanh nhà hàng kiếm đã kiếm được 400.000$. Vậy khi này lợi tức đầu tư có thể tính như sau:
ROI = (400.000 – 100.000) / 50.000 X 100% = 500%
Như vậy với mỗi 1$ đầu tư vào việc tư sửa mở rộng nhà hàng, thì chủ nhà hàng đã thu được 5$ lợi nhuận ròng.
Ví dụ 2
Một nhà đầu tư bỏ ra 100.000$ đầu tư vào một dự án kinh doanh (không có thêm bất kỳ chi phí liên quan nào nữa). Lợi nhuận ròng sau 4 tháng là 250.000$, vậy là nhà đầu tư đã thu được 150.000$. Khi đó ROI sẽ được tính như sau:
ROI = (250.000 – 100.000) / 100.000 X 100% = 150%
Như vậy, sau 4 tháng kinh doanh nhà đầu tư chỉ có thể thu được 1.5$ trên mỗi 1$ mà họ phải bỏ ra.
Ví dụ 3
Một website đồ gốm chi ra 2500$ cho một chiến dịch quảng cáo Google ads trong 1 tháng. Đến cuối tháng họ chỉ thu được về 2000$ ít hơn so với số vốn ban đầu đã bỏ ra cho quảng cáo, lúc này tỷ suất hòa vốn sẽ là:
ROI = (2000 – 2500) / 2500 X 100% = -20%
Như vậy trong chiến dịch quảng cáo của website đồ gốm, cứ mỗi 1$ mà trang web này chi cho quảng cáo, doanh nghiệp sẽ mất thêm 0.2$.

Ưu / Nhược điểm trong sử dụng chỉ số ROI
Ưu điểm của ROI
- Công thức tính ROI đơn giản, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực
- Dễ dàng so sánh dữ liệu giữa các dự án
- Đặc biệt hiệu quả trong việc đánh giá các hạng mục đầu tư ngắn hạn
- Chỉ số ROI giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của các hình thức marketing như SEO, google ads, Facebook ads,…
- Có được cái nhìn tổng quát thông qua tỷ suất hòa vốn từ đó đưa ra được những quyết định có nên đầu tư hay không
- Rõ ràng và cụ thể
Nhược điểm của ROI
- Như đã nói ở phần ưu điểm thì ROI chỉ phù hợp với các dự án ngắn hạn, không thể hiện được tầm nhìn dài hạn
- Chỉ số ROI chi mang tính chất tương đối
- Không thể hiện được nguyên nhân tại sao chỉ số ROI thấp/cao
- Cần nhiều công cụ hỗ trợ để đạt hiệu quả đo lường tốt nhất
- ROI không đóng vai trò quyết định có nên đầu tư hay không
Tính ROI trong Marketing
Trong hoạt động kinh doanh, chỉ số ROI 5:1 được cho là lý tưởng nhất để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
ROI 5:1 được hiểu là cứ 1 đồng chi phí ta thu lại được 5 đồng lợi nhuận. Thường thì tỷ lệ ROI lý tưởng của doanh nghiệp sẽ vào khoảng từ 5:1 đến 10:1. Trong đó ROI trên 5 được xem là mô hình kinh doanh mạnh còn 10 là cực kỳ cao. Nếu ROI quá 10 sẽ bị xem là phi thực tế và không thể thực hiện được.
Để có được cái nhìn thực tế về tính toán ROI marketing, người ta thường tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức:
ROI Marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng tự nhiên – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị
Ngoài ta để đánh giá ROI dài hạn thì giá trị trọn đời của khách hàng (CLV – customer lifetime value) cũng cần được tính đến, công thức sẽ là:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)
Công thức tính ROI SEO website
Công thức tính ROI trong SEO:
ROI = (LTV – CAC) / CAC X 100%
Nhìn chung về cấu trúc công thức tính ROI trong SEO cũng tương tự công thức tính ROI thông thường nhưng khách về các chỉ số với:
- LTV viết tắt của Lifetime Value là giá trị trọn đời của 1 khách hàng mới
- CAC viết tắt của Customer Acquisition Cost là chi phí cần để tạo ra được khách hàng mới

Nguồn: Tổng hợp
Lời kết
Qua bài viết trên của ATP Web đã cung cấp đến các bạn đọc một số thông tin về hữu ích. ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
-
- Hotline: 0707 6666 56
- Fanpage: ATP Web
- Gmail: info@atpweb.vn
- Website: https://atpweb.vn/