Khi truyền thông tiếp tục phát triển, các cách mà các thương hiệu hiện diện trước khách hàng của họ cũng theo đó mà phát triển, đổi mới. Trước đây, nhiều người chủ yếu dựa vào phương pháp PR truyền thống, làm việc với các kênh như báo, tạp chí và truyền hình để quản lý dư luận. Trong khi đó, khi thế giới bắt đầu chuyển sang kỹ thuật số, PR cũng vậy. Những nỗ lực nâng cao nhận thức về thương hiệu chuyển sang các nguồn tin tức trực tuyến, blog và website.
Sau đó, một thuật ngữ khác dần được nhiều người quan tâm cũng như sử dụng hơn là content marketing hay tiếp thị nội dung. cho dù bạn có nhận ra sự tồn tại của nó hay không thì dám chắc rằng bạn đã từng tiếp xúc với nó ở nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là dạng trang tài nguyên, bài đăng trên blog, đồ họa thông tin inforgraphic hoặc bài đăng trên mạng xã hội.
Có thể thấy, PR và Content Marketing là hai khái niệm khác nhưng do cùng nằm chung trong một hoạt động marketing nên thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy chúng khác nhau ra sao, doanh nghiệp của bạn cần hình thức nào hơn?
PR và Content Marketing
Đâu là giải pháp tối ưu năm 2021
PR và Content Marketing đều là những nỗ lực tập trung để nâng cao nhận thức về thương hiệu cho một doanh nghiệp. Nhưng cách mỗi người đạt được mục tiêu đó có thể khác nhau rất nhiều, từ các chiến lược được thực hiện đến các chỉ số được sử dụng để đo lường thành công.
Định nghĩa
PR và Content Marketing khác nhau ở nhiều khía cạnh, trước hết và về định nghĩa. Cụ thể:
Content Marketing là gì?
Content Marketing hay tiếp thị nội dung, theo Viện Tiếp thị Nội dung là quá trình tiếp thị và kinh doanh để tạo và phân phối nội dung có giá trị và phù hợp nhằm có được và thu hút đối tượng mục tiêu nhằm thúc đẩy hành động có lợi của khách hàng.
Về cốt lõi, Content Marketing là một loại hình marketing nhằm mục đích xây dựng nhận thức về thương hiệu. Các công ty theo đuổi chiến lược Content Marketing thường sản xuất và chia sẻ “nội dung” như đồ họa thông tin, bài đăng trên blog, trang tài nguyên, bài đăng trên mạng xã hội, podcast và video trực tuyến.
Về cơ bản, Content Marketing là thiết lập và sau đó sử dụng các kênh xuất bản của riêng bạn, mặc dù nó cũng có thể kết hợp các kênh như truyền thông xã hội.
PR là gì?
Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ định nghĩa PR (Public Relations hay quan hệ công chúng) là một quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và khán giả của họ.
Không giống như Content Marketing, tạo ra các phần nội dung hữu hình (hoặc kỹ thuật số) để quảng bá và chia sẻ, PR tập trung vào quản lý thương hiệu hoặc danh tiếng.
Mối liên hệ giữa PR và Content Marketing
Như bạn có thể thấy từ các định nghĩa ở trên, Content Marketing có thể được coi là một tập hợp con của PR. Có nghĩa là, PR là phương pháp tổng hợp để đưa đúng thông điệp đến đúng đối tượng theo cách hiệu quả nhất và Content Marketing chủ yếu là một chiến thuật kỹ thuật số – thường được sử dụng bởi những người làm PR – tập trung vào việc phát triển và phân phối nội dung bên ngoài các kênh truyền thông truyền thống.
Trong khi PR tập trung vào việc quảng bá trực tiếp thương hiệu và tên thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống, Content Marketing xây dựng nội dung nhằm mục đích giáo dục khán giả và thiết lập thương hiệu như một chuyên gia.
Cả PR và Content Marketing đều có chung một mục tiêu cuối cùng là xây dựng nhận thức về thương hiệu và thu hút sự chú ý đến công ty.
PR hỗ trợ Content Marketing như thế nào?
Về cốt lõi, Content Marketing là thu hút sự chú ý đối với những câu chuyện mà một thương hiệu kể về chính họ, bất kể là trên blog, trong sách điện tử hay trên mạng xã hội. Mặt khác, PR là phát triển và duy trì mối quan hệ với các nhà báo, những người kể câu chuyện của thương hiệu, từ đó xây dựng nhận thức về thương hiệu và cảm tình nơi khán giả.
Điểm giống nhau ở đây là gì? cả 2 đều đang kể những câu chuyện. Cả PR truyền thống và Digital PR đều có thể hỗ trợ Content Marketing bằng cách đưa các câu chuyện và nội dung của thương hiệu đến tay các nhà báo. Khi nội dung của một thương hiệu đến được với các phương tiện truyền thông, cơ hội để thu hút sự chú ý, lan truyền và tăng nhận thức về thương hiệu cũng sẽ lớn hơn.
Content Marketing đã thay đổi PR như thế nào?
Danielle Cyr, Phó chủ tịch phụ trách Marketing tổng hợp tại Co-Communications cho biết: “Nội dung tốt luôn là chìa khóa để thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại cũng như xây dựng lòng tin về thương hiệu”.
Tuy là một phần của PR nhưng Content Marketing đã thay đổi cách thức PR được thực hiện.
Ngày nay, nhu cầu về nội dung và dữ liệu ngày càng cao – và có vẻ như mọi người đều có thể trở thành người sáng tạo nội dung. Giờ đây, các thương hiệu phải làm việc cật lực hơn để trở nên nổi bật và điều đó thường đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo, kịp thời và phù hợp.
Nhờ Content Marketing, một số chiến lược PR mới đã thành công, bao gồm cả việc kiếm các backlinks, hợp tác với những người có ảnh hưởng và tạo trực quan hóa dữ liệu.
Nên chọn PR hay Content Marketing?
Khi lựa chọn giữa Content Marketing và PR, các thương hiệu cần xác định rõ mục tiêu của mình. Néua bạn chỉ đơn giản là muốn thu hút sự quan tâm đến công việc kinh doanh của mình thì Content Marketing sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Tuy nhiên nếu bạn đang cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng hoặc sự liên kết đặc biệt dành cho chính công ty hay doanh nghiệp của mình thì PR sẽ giúp bạn thực hiện điều này.
Tuy nhiên, thông thường, các thương hiệu sẽ kết hợp cả Content Marketing và PR vào trong các chiến dịch marketing của mình, bởi mỗi cái đều có ưu và nhược điểm khác nhau, kết hợp chúng sẽ giúp bạn:
– Khuếch đại nội dung và giúp bạn tiếp cận đối tượng mới, rộng hơn.
– Đảm bảo tính nhất quán trong thông điệp của thương hiệu. Khi các nhóm Content Marketing và PR làm việc cùng nhau sẽ có thể tạo ra một chủ đề và thông điệp nhất quán cho thương hiệu của bạn.
– Cải thiện SEO khi thông cáo báo chí và nội dung được tối ưu hóa và kiếm được backlinks.
– ROI dễ đo lường hơn. Sự thành công của PR truyền thống có thể khó đánh giá trong khi Content Marketing và digital PR cung cấp cho bạn các chỉ số hữu hình, dễ dàng đo lường và quản lý.
PR và Content Marketing đều có những điểm mạnh và yếu riêng vì vậy kết hợp sức mạnh của cả hai hình thức marketing thì sẽ tạo ra được một kết quả tuyệt vời cho hoạt động kinh doanh của bạn. Nếu Marketing được hiểu là chiến lược đưa sản phẩm từ nhà sản xuất và nhà phân phối đến cho khách hàng thì PR lại là quá trình giúp cho một tổ chức và cộng đồng của nó có mối liên hệ với nhau, một cách tương hỗ.
Nguồn: Tổng hợp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Xây dựng chiến lược PR hiệu quả với các công cụ hỗ trợ hàng đầu 2021
7 Bước để xây dựng chiến lược PR thành công cho doanh nghiệp
Các công cụ PR phổ biến nhất 2021
10 mục tiêu quan trọng của Content Marketing
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Về Việc Viết Content Marketing
6 Cách để cải thiện kỹ năng viết Content Marketing
-
Hotline: 0707 6666 56
-
Fanpage: http://facebook.com/atpweb.vn
-
Website: http://atpweb.vn