Nếu bạn không quen thuộc với công cụ này, có thể bạn đang tự hỏi Google Tag Manager là gì? Lý do bạn nên sử dung Google Tag Manager là gì? Hãy trả lời các câu hỏi phổ biến nhất về Google Tag Manager này nhé. Ngoài ra, chúng tôi cũng hướng dẫn bạn cách cài đặt mọi thứ với Google Tag Manager.
TIPS: Lý do website load nặng có thể là do bạn cài đặt quá nhiều code đo lường website như mã Google Analytics, Facebook Pixel,… để tinh gọn và gom tất cả trong một thì bạn nên cài đặt Google Tag Manager.
XEM THÊM: Google Search Console là gì? Bắt đầu sử dụng GSC với 7 bước đơn giản!!!
I. Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager là một hệ thống quản lý thẻ miễn phí cho phép bạn quản lý và triển khai các thẻ tiếp thị (đoạn mã hoặc pixel theo dõi) trên trang web của bạn (hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động) mà không cần phải sửa đổi mã.
Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản về cách hoạt động của Google Tag Manager. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web của bạn) được chia sẻ với một nguồn dữ liệu khác (Google Analytics) thông qua Google Tag Manager. GTM trở nên rất tiện dụng khi bạn có nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ ở một nơi.

Lợi ích to lớn của Google Tag Manager là Marketer, có thể tự quản lý code của mình. “Không cần thêm Dev để làm việc này”
Nghe có vẻ dễ dàng phải không? Thật không may, nó không đơn giản như vậy.
II. Google Tag Manager có dễ sử dụng không?
Theo Google, “Google Tag Manager giúp quản lý thẻ đơn giản, dễ dàng và đáng tin cậy bằng cách cho phép các nhà tiếp thị và quản trị viên web triển khai tất cả các thẻ trang web ở một nơi.”
Họ nói rằng đó là một công cụ “đơn giản” mà bất kỳ nhà tiếp thị nào cũng có thể sử dụng mà không cần nhà Web Developer.
Tôi có thể bị lật tẩy trong phần nhận xét vì đã nói điều này, nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường của mình. Google Tag Manager không “dễ sử dụng” nếu không có một số kiến thức kỹ thuật hoặc đào tạo (khóa học hoặc tự học).
Bạn phải có một số kiến thức kỹ thuật để hiểu cách thiết lập thẻ, trình kích hoạt và biến. Nếu bạn đang giảm pixel Facebook, bạn sẽ cần một số hiểu biết về cách hoạt động của pixel theo dõi Facebook.
Nếu bạn muốn thiết lập theo dõi sự kiện trong Google Tag Manager, bạn sẽ cần một số kiến thức về “sự kiện” là gì, cách Google Analytics hoạt động, dữ liệu nào bạn có thể theo dõi với các sự kiện, báo cáo trông như thế nào trong Google Analytics và cách đặt tên cho danh mục, hành động và nhãn của bạn.
Mặc dù việc quản lý nhiều thẻ trong GTM là “dễ dàng”, nhưng vẫn có một đường hướng dẫn học tập. Sau khi bạn vượt qua chướng ngại vật, GTM khá thông minh về những gì bạn có thể theo dõi.
Vậy cách để cài đặt và sử dụng Google Tag Manager là gì? Hãy xem hướng dẫn dưới đây nhé!
III. Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager
Bước 1: Truy cập đường link: https://tagmanager.google.com và tiến hành đăng nhập tài khoản Google.
Bước 2: Tạo tài khoản quản lý website và cài đặt như ảnh bên dưới

- Tên tài khoản: thường sẽ đặt tên theo tên miền web
- Quốc gia: Việt Nam
- Nền tảng nhắm mục tiêu: website
Sau đó nhấn nút Tạo và chấp nhận điều khoản
Bước 3: Cài đặt code Google Tag Manager vào website
Chỉ cần cần đặt đoạn code duy nhất này thì sau này bạn sẽ không cần cài đặt các code nào nữa trên website vì mọi thứ đều đã được cài đặt thông qua GTM
Có rất nhiều cách để cài đặt đoạn code ở phần Header và Body của website như
- Nhờ nhân viên thiết kế website cài đặt hộ nếu là website tự code
- Cài đặt plugin Insert Header and Footer để tự cài đặt 2 mã này
- Hoặc cách nhanh nhất là cài plugin Google Tag Manager for WordPress
Riêng với cách thứ ba là cài đặt thông qua plugin Google Tag Manager for WordPress thì bạn không cần phải chèn 2 đoạn code mà chỉ cần copy mã ID GTM để dán vào plugin như bên dưới

Sau đó dán mã id trên vào plugin và lưu lại.

Kiểm tra hoạt động của Google Tag Manager
Để kiểm tra xem mã Google Tag Manager đã được cài đặt thành công hay chưa bạn cần cài tiện ích trình duyệt mang tên Tag Assistant (by Google)
Bạn có thể cài đặt tại Tag Assistant Legacy (by Google).
Sau khi cài đặt tiện ích, bạn hãy truy cập vào website và click vào biển tượng của tiện ích để kiểm tra như sau
Click Enable và F5 lại trang để công cụ kiểm tra, lúc này Tag Assistant sẽ hiển thị như sau là bạn đã thành công

IV. Cách tích hợp Google Analytics thông qua GTM
Sau khi cài đặt Google Tag Manager thành công thì công cụ tiếp theo bạn cần cài đó là Google Analytics, nếu bạn chưa biết cách hoạt động của Google Analytics thì hãy xem qua chuỗi video bên dưới.
Bây giờ để tích hợp mã Google Analytics ngay trên Google Tag Manager bạn làm như sau
Bước 1: Tại trang quản lý GTM, bạn tìm đến phần Thẻ (tag) và tạo mới
Bước 2: Đặt tên cho Thẻ sao cho dễ nhận biết và chọn Cấu hình thẻ

Bước 3: Tại phần Cấu hình thẻ chọn Google Analytics: Unniversal Analytics và cài đặt như ảnh dưới

Bấm tạo biến mới và nhập ID theo dõi Google Analytics (xem lại chuỗi video ở trên để lấy mã theo dõi Google Analytisc)

Sau khi thêm mã ID hãy nhấn lưu lại cấu hình biến
Tiếp theo tại phần Kích hoạt bạn chọn All Page để theo dõi dữ liệu tất cả các trang.

Sau đó nhấn lưu lại thẻ Google Analytics này

Lưu ý một vấn đề rất quan trọng đó là sau một phiên bạn truy cập Google Tag Manager để thêm chỉnh sửa thì nhớ lưu lại phiên đó là mọi hoạt động được lưu lại. Làm như hình bên dưới nhấn nút Gửi và lưu phiên làm việc lại

Sau đó mô tả (kiểu nhật ký) chỉnh sửa trong phiên vừa rồi để sau này bạn dễ dàng theo dõi mình đã cài đặt như thế nào và nhấn Xuất bản

Kiểm tra mã Google Analytics đã cài đặt thành công hay chưa? Tương tự như lúc kiểm tra mã GTM, bạn sử dụng tiện ích Tag Assistant lúc nãy sẽ hiển thị như sau là thành công

V. Cài đặt mã theo dõi Pixel Facebook thông qua GTM
Để tạo mã pixel Facebook thông qua Google Tag Manager bạn phải biết lấy code pixel Facebook trước, khi có đoạn mã pixel thì bạn cài đặt trên GTM như sau:
Bước 1: Tạo thẻ để cài đặt Facebook Pixel
Bước 2: Cấu hình thẻ chọn HTML tùy chỉnh sau đó dán đoạn mã pixel FB vào

Bước 3: Tại phần Cài đặt nâng cao => Tùy chọn kích hoạt thẻ => Một lần mỗi trang
Với tùy chọn này thẻ Pixel sẽ được kích hoạt khi người dùng vào bất kỳ trang nào của website

Bước 4: Sang phần kích hoạt chọn All Page sau đó lưu lại thẻ là xong.
Nâng cao về Facebook pixel
Sau khi cài mã pixel cho toàn bộ traffic vào website để quảng cáo lại trên Facebook, bạn còn có thể tạo các tùy chọn nâng cao hơn khi tạo pixel Facebook theo các sự kiện, hành động nào đó trên website để tiếp thị lại chuẩn hơn trên Facebook
Tổng kết
Vậy là vừa rồi chúng ta đã biết được Google Tag Manager là gì? Cách set up công cụ Google Tag Manager và cài đặt các mã theo dõi thông dụng như Google Analytics, Facebook pixel,… trong bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ nâng cao hơn về cách tạo các sự kiện, các biến trên website để theo dõi đo lường …
Biên soạn Nguyên Phong Marketer
XEM THÊM:
> 5 Cách sửa lỗi Google Chrome không hiển thị hình ảnh
> Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics hiệu quả nhất 2021
> Cách làm cho Google Analytics tuân thủ GDPR
> Hướng dẫn cách tạo group trên Facebook đơn giản [2021]
ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
-
Hotline: 0707 6666 56
-
Fanpage: http://facebook.com/atpweb.vn
-
Website: http://atpweb.vn