Mục lục

Học kinh doanh qua 7 case study khởi nghiệp bạc tỷ

Case study khởi nghiệp bạc tỷ – Những Start-up thành công hay CEO nổi tiếng không chỉ vì tiếng vang từ những gì họ tạo ra trong lĩnh vực kinh tế mà còn là những tấm gương, những bài học xương máu mà họ rút ra trên con đường tìm đến thành công của mình. Đây có thể được coi là kim chỉ nam, không những cho những người mới bắt đầu tập kinh doanh mà ngay cả những cá nhân, doanh nghiệp đã kinh doanh lâu cũng nên tham khảo những gì mà những case study khởi nghiệp này rút ra được.

Sau đây, hãy cùng ATPWeb tìm hiểu bài học kinh doanh của 7 case study khởi nghiệp bạc tỷ khá nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh online nhé!

Học kinh doanh qua 7 case study khởi nghiệp bạc tỷ
Học kinh doanh qua 7 case study khởi nghiệp bạc tỷ

1. Case Study khởi nghiệp của Haravan

CEO Haravan
CEO Haravan

Được thành lập từ tháng 4/2014, đến nay Haravan đã trở thành công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp bán lẻ Omnichannel, Thương mại điện tử và Engagement Marketing.

Nắm bắt được giá trị cốt lõi trong kinh doanh: kinh doanh buộc phải thay đổi để thích nghi với những công nghệ và thói quen mua sắm mới từ thế hệ khách hàng tiếp nối, Haravan đang dần hoàn thiện & chứng minh giải pháp của mình đồng thời trở thành cái tên nổi bật và có tiềm năng trở thành kỳ lân khá cao.

CEO Haravan (phải) trong buổi Ký kết thỏa thuận hợp tác chính thức giữa Haravan & eTop
CEO Haravan (phải) trong buổi Ký kết thỏa thuận hợp tác chính thức giữa Haravan & eTop

Từ case study khởi nghiệp này, người định hướng kinh doanh có thể học được rất nhiều điều về:

– Teamwork, văn hoá công ty

– Khả năng mở rộng

– Thu hút nguồn lực & giữ chân người tài (ở Haravan rất nhiều ae high level)

– Cách làm nền tảng & scale (khá chậm rãi nhưng cũng vững chắc)

– Truyền thông qua các sự kiện lớn

– Giai đoạn gần đây Haravan đã scale thị trường ĐNA, đây cũng là một keys đáng học hỏi

– Lựa chọn các tính năng để mở rộng, sự liên kết giữa các tính năng phát triển tạo thành chuỗi giá trị gắn kết mật thiết với nhau

– Sự đầu tư bài bản về team dev, công nghệ,…

– …

2. Case Study khởi nghiệp Gumac – Lê Thành Vân

GUMAC ra đời như một hiện tượng thời trang công sở, đi đến đâu đều được đông đảo các chị em phụ nữ ủng hộ nhiệt tình đến đó. Khởi đầu là một công ty start-up không có tiếng tăm của một thanh niên không hề được đào tạo về kinh doanh hay thời trang, nhưng sau một thời gian dài phấn đấu, GUMAC hiện là thương hiệu thời trang nổi tiếng dẫn đầu về đầm công sở với phân khúc tầm trung.
Gumac khai trương cửa hàng mới
Gumac khai trương cửa hàng mới

Hiện tại Gumac có trên 70 cửa hàng, là case study khởi nghiệp đang phát triển khá toàn diện với nhiều các hoạt động từ: thiết kế – sản xuất – xây dựng hệ thống cửa hàng –bán hàng đa kênh online – xây dựng thương hiệu – Marketing – Chăm sóc khách hàng – Quản Trị – …

Từ case study khởi nghiệp này của Gumac, rất nhiều điều đáng học hỏi, điển hình như:

– Sự kiên trì bền bỉ, tận tâm của founder cho doanh nghiệp của mình

– Quá trình phát triển bản thân, xây dựng nguồn lực & thương hiệu của người đứng đầu (không quá phô trương nhưng cũng đầy tinh tế). A Vân là người rất ham học hỏi & tích cực sharing, từ đó góp phần giúp Gumac phát triển

– Năng lực chọn mặt bằng & xây chuỗi (với nhiều ae không chuyên, thì hoạt động này đòi hỏi kinh nghiệm rất nhiều để tối ưu & tránh mắc sai lầm). Quá trình quan sát mình nhận thấy Gumac chọn các mặt bằng khá đẹp, không thua kém gì các đơn vị làm chuỗi lớn khác của TGDD, các chuỗi của Seedcom,…

– “Mua tận gốc, bán tận ngọn”, Gumac là một case khá điển hình về hoạt động này. Đi từ khâu thiết kế mẫu mã đến gia công sản xuất & tự chủ động bán lẻ. Nhờ đó mà giá sản phẩm đến người tiêu dùng cũng được tối ưu hơn, tạo nhiều lợi thế cạnh tranh cho Gumac

– Mô hình kinh doanh, chiến lược mở rộng, hoạt động tối ưu,…

– Chiến lược Sale Off & đẩy hàng “đỉnh cao”

– Hoạt động bán hàng online (Gumac khá mạnh về khâu này)

– Quá trình xây dựng thương hiệu Gumac (kols, PR, thương hiệu cá nhân,…)

– Văn hoá doanh nghiệp & teamwork

– Hệ sinh thái sản phẩm (Gumac, Gumac kids, Giày Gudy,…)

– Ứng dụng triết lý Phật giáo, nhân quả, luật hấp dẫn,… vào kinh doanh & hoạt động teamwork, Nhà sáng lập chuỗi thời trang Gumac, anh Lê Thành Vân cũng rất hay chia sẻ về chủ đề này. (Bản thân mình cũng niềm tin lớn về nó).

Anh Lê Thành Vân và nhữung chia sẻ truyền cảm hứng của mình
Anh Lê Thành Vân và nhữung chia sẻ truyền cảm hứng của mình

3. Case Study khởi nghiệp BKE.Edu.vn – Thầy Trần Việt Quân

Thầy Trần Việt Quân
Thầy Trần Việt Quân

Ra đời với sứ mệnh xây dựng một Cộng Đồng Sống Tử Tế trên khắp các tỉnh thành và lan rộng hơn nữa, BKE hình thành dựa trên những trăn trở của Thầy Trần Việt Quân cùng Đội Ngũ BKE với mong muốn lan tỏa giá trị sống tốt đẹp vào trong đời sống từng cá nhân, từng gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội, hoạt động với giá trị cốt lõi: Đạo Đức – Trí Tuệ – Nghị Lực.

BKE.Edu.vn
Case Stuty khởi nghiệp BKE.Edu.vn

Không những thế, thông qua quá trình kinh doanh cũng như các hoạt động của Thầy Quân và đội ngũ BKE, có thể đúc kết được nhiều bài học đáng giá như sau:

– Kiến thức uyên thâm, sâu sắc của Thầy, là “bộ bách khoa toàn thư sống” (từ khoá & thương hiệu “BK” gắn với Thầy thực không hổ danh)

– Triết lý kinh doanh ứng dụng sâu sắc phật Pháp & nhân quả. Khai sáng cho mình rất nhiều kiến thức về tâm linh, Phật pháp, nhân tướng. Dù từ ngày nhỏ bản thân mình đã nghe kinh Phật bởi ông bà hay mở & giảng dạy. Nhưng thầy Quân lại là người khai sáng & giúp mình hiểu BẢN CHẤT của nhiều vấn đề…

– Năng lực sư phạm & truyền tải thông tin dễ hiểu cho người nghe (mình học & đang tập mô phỏng cách Thầy chia sẻ, chậm rãi nhưng cực kỳ sâu sắc)

– Kiến thức về giáo dục, phát triển bản thân, thấu hiểu chính mình, nhân tướng, tâm linh, Phật pháp, đọc sách, kỹ năng,…

– Không phô trương, không hướng tới lợi ích tiền bạc/lợi nhuận khi làm kinh doanh quá nhiều. Với triết lý gieo hạt, giúp người/giúp đời của Thầy là một tấm gương đáng học hỏi…

– Thầy Quân có đội nhóm & team hỗ trợ khá chất. Gần đây hoạt động marketing trên các kênh social được cải thiện rất nhiều, giúp lan toả nhiều tri thức tích cực. Mình nghĩ một phần công lao nhờ vào đội Digital này…

– …

4. Case Study khởi nghiệp iNET – Nguyễn Trọng Thơ

Với hơn 14 năm kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy và chia sẻ về Marketing qua các khoá học Marketing Online, anh Nguyễn Trọng Thơ – CEO iNET đã giúp cho hàng chục nghìn người, trong đó có rất nhiều chủ doanh nghiệp và các cá nhân đã tìm ra phương hướng và hoạch định lại hoạt động kinh doanh của họ hiệu quả hơn.

CEO Nguyễn Trọng Thơ
CEO Nguyễn Trọng Thơ

Cùng với đó, anh cũng đồng thời là CEO của công ty iNET – một cái tên khá nổi tiếng trong việc cung cấp các sản phầm liên quan đến tên miền, hosting, email,…

Văn phòng trụ sở iNET tại Hà Nội
Văn phòng trụ sở iNET tại Hà Nội

Từ case study khởi nghiệp của anh Thơ và iNET, có thể rút ra một vài điểm đáng lưu ý sau:

– Năng lực của founder, sự chăm chỉ & tận tâm. Cũng như quá trình học hỏi không ngừng! (Tất cả các case ở trên cũng đều đến từ sự nỗ lực phát triển bản thân của founder rất nhiều).

– Tư duy & chiến lược lựa chọn Mô Hình Kinh Doanh. Hầu hết các dự án a Thơ làm đều có mô hình kinh doanh khá hay, có nhiều lợi thế bởi nguồn lực có sẵn của anh ấy nên đã giúp quá trình phát triển dự án mới rất tốt.

– Năng lực quản lý dự án đa năng. Chắc chắn anh ấy cũng rất tài ba trong khâu quản trị & thu hút nguồn lực, từ đó các dự án mới có thể run tốt. Và hầu hết mình thấy anh ấy cũng DẤN THÂN cày cuốc cho từng dự án rất nhiều.

– Networking – A Thơ có mối quan hệ & khả năng kết nối rất tốt.

– Tổ chức sự kiện, năng lực tổ chức sự kiện & đứng sân khâu chia sẻ của a Thơ, để giúp #viral & chuyển đổi cho các dự án những giai đoạn quan trọng

– Đầu tư vào công nghệ & sự bài bản. Các dự án iNet, Unica, Fchat,… đều là các sản phẩm được đầu tư công nghệ kỹ lưỡng, tốn rất nhiều nguồn lực dev.

– Sự lâu đời (tới giờ iNet nếu chỉ duy trì khách hàng cũ cũng đã đủ giàu rồi). Năm nào  cũng tốn hàng trăm triệu domain bên chỗ anh Thơ.

– Khả năng marketing, branding & các chiến lược Growth đã giúp Inet & các dự án của anh Thơ phát triển rất bền vững.

– …

5. E-Coffee Trung Nguyên

Trung Nguyên E-Coffee là chuỗi cửa hàng bán lẻ thế giới cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Legend được ra mắt từ tháng 8/2019. Ngay từ khi ra đời, Trung Nguyên E-Coffee nhanh chóng tạo nên một làn sóng bùng nổ nhượng quyền mạnh mẽ, đi vào hoạt động gần 600 cửa hàng và hơn 1000 hợp đồng được ký mới trên toàn quốc.

Một cửa hàng E-COFFEE Trung Nguyên
Một cửa hàng E-COFFEE Trung Nguyên

Từ case study triệu đô này, có thể rút ra được:

– Khả năng khai thác & tối ưu thương hiệu (“Trung Nguyên”)

– Mở rộng theo chiều dọc. Rõ ràng việc ra đời ECoffee là một chiến lược rất đúng đắn tận dụng các thế mạnh vốn có của Trung Nguyên & bắt kịp xu hướng thị trường (so với thương hiệu Trung Nguyên Legend).

– Chiến lược nhượng quyền thương hiệu thông minh, tạo lợi thế “siêu cạnh tranh” & hút rất nhiều nguồn lực cộng đồng (các chủ bđs có mặt bằng kd, hoặc người có đam mê kinh doanh quán cafe mà không có kinh nghiệm).

– Tối ưu đội ngũ triển khai & quy trình nhượng quyền (để có tốc độ mở chuỗi thần tốc, mình nghĩ hoạt động này phải được training & đóng gói kỹ lưỡng).

– Năng lực truyền thông, PR rất tối ưu của Trung Nguyên & Đặng Lê Nguyên Vũ, chẳng cần quá tốn tiền nhưng báo chí phải tốn nhiều giấy mực.

– Chiến lược giảm thiểu rủi ro & chi phí khi nhượng quyền, các chính sách thông minh, growth hacking thần tốc, cũng như nhận diện lớn cho Trung Nguyên.

– …

6. Case Study khởi nghiệp Ladipage – Bình Nguyễn

Với những người hoạt động về Digital Marketing, Ladipage cùng founder Bình Nguyễn đã không còn là cái tên quá xa lạ, mới mẻ nữa. Qua việc tối đa hóa chuyển đổi cho quảng cáo, Ladipage giúp thu về nhiều khách hàng hơn với hệ thống tính năng dành riêng cho tối ưu chuyển đổi và nền tảng thiết kế kéo thả đơn giản, mạnh mẽ.

CEO Bình Nguyễn
CEO Bình Nguyễn

Nhìn vào cách Bình Nguyễn xây dựng cộng đồng và chia sẻ, phát triển các dự án của anh ấy có rất nhiều điểm hay ho mà chúng ta cần học tập qua Case Study khởi nghiệp Ladipage:

– Dù chưa tiếp xúc trực tiếp, nhưng mình thấy a Bình khá khiêm tốn, kín tiếng & chẳng cần phô trương. Dùng kết quả để chứng mình năng lực & giá trị của mình!

– Tâm huyết xây dựng cộng đồng (từ hồi ISEO, rồi qua ISOCIAL, giờ là ECOMME)

– Lựa chọn sản phẩm & quá trình triển sản phẩm cũng rất tỉ mỉ. Minh chứng là những gì mà Ladipage đang đạt được hiện tại

– Chiến lược phát triển sản phẩm, branding & thu hút nguồn lực

– Sự tận tâm & hoàn thiện không ngừng.

– Khả năng kết nối & thu hút nguồn lực. Sau này thấy a Tình Nguyễn cùng tham gia Ladipage & hỗ trợ khá nhiều để dự án có kết quả tốt như hiện tại

– …

7. Case Study khởi nghiệp HBR – Tony Dzung

Anh Tony Dzung
Anh Tony Dzung

Ngoài giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Giáo Dục – Công Nghệ quốc tế Langmaster, hiện Tony Dzung còn đang là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc trường Doanh nhân HBR, nơi dẫn dắt cho các doanh nhân Việt đi ra biển lớn, sánh tầm châu lục, tạo nên con đường ngắn nhất và nhanh nhất cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

Qua Case Study khởi nghiệp này có thể đúc kết được rất nhiều điều như:

– Năng lực xây dựng teamwork, đội nhóm của anh Dũng.

– Làm marketing & branding cho các dự án.

– Social marketing & làm nội dung viral. (Nhiều vụ scandal nói về việc copy nội dung, nhưng quan điểm mình việc lan toả tri thức, copy nội dung nhưng có ghi nguồn, hoặc có liên hệ trước thì cũng rất happy. Nhiều bài viết của ATPTeam được đăng tải lại tụi mình còn happy hơn).

– Quá trình học tập & phát triển bản thân của founder.

– Networking & tạo dựng mối quan hệ chất lượng của a Dũng.

– Lựa cho mô hình kinh doanh tạo ra nhiều giá trị & có lợi thế, giúp đỡ được cộng đồng/teamwork & chính founder phát triển. Mình học học được nhiều về điều này khi lựa chọn các dự án kinh doanh.

– …

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website