Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay đều đang sở hữu cho mình một Website chuẩn SEO và mỗi doanh nghiệp đều chọn cho mình một công cụ hỗ trợ mình trong việc thiết kế SEO website. Trong số các công cụ đo lường website thì Google Analytics được bình chọn là Top 1 đem lại hiệu quả chất lượng nhất cho doanh nghiệp.
Hãy cùng ATP Web tìm hiểu những lý do khiến Google Analytics được bình chọn là công cụ đo lường hỗ trợ SEO Website hiệu quả nhất nhé !

Google Analytics là gì ?
Google Analytics là một công cụ miễn phí do Google tạo ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu nhập các thông tin, số liệu sau đó tổng kết lại thành một bảng thống kê người dùng truy cập vào website.
Nhờ vào Google Analytics mà người làm SEO đã có thể dễ dàng tạo ra các bài viết chuẩn SEO cho website và các nhà quản trị website cũng có thể kiểm soát và đánh giá được hiệu suất hoạt động của website có hiệu quả hay không.
Tính đến nay đã có hơn 1 tỷ website của các doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ này trong việc giám sát chất lượng của website và đưa ra các hướng đi đúng giúp doanh nghiệp đem lại lợi nhuận lên đến con số hàng trăm triệu.
Làm thế nào để sử dụng Google Analytics?
1. Tạo tài khoản Google Analytics
Trước tiên, bạn sẽ phải tạo một tài khoản Google Analytics. Hoặc, đăng nhập vào tài khoản hiện tại (nếu có) của bạn.
Tài khoản Google Analytics sẽ được tạo bằng Gmail của bạn, tiếp tục cung cấp các thông tin về doanh nghiệp và website để hoàn thiện tài khoản Google Analytics.
2. Thêm tên, URL và lĩnh vực website của bạn
Chọn tài khoản bạn muốn thêm thuộc tính vào. Bạn nên tạo và đặt tên cho Thuộc tính của mình tại thời điểm này, nhập URL, lĩnh vực của website và múi giờ để hoàn thành.
3. Thêm chế độ xem vào website của bạn.
Chuyển đến tài khoản và thuộc tính bạn muốn thêm chế độ xem – sử dụng menu để Tạo Chế độ xem, đặt tên cho chế độ xem của bạn, chọn loại chế độ xem (web hoặc ứng dụng) và trả lời một số câu hỏi khác. Hãy nhớ rằng, bạn có thể thêm tối đa 25 chế độ xem vào một thuộc tính trong Google Analytics.
4. Thêm trackding code vào sau thẻ <head> của website.
Đến khi quá trình thiết lập tài khoản Google Analytics hoàn tất, bạn đăng nhập vào tài khoản Google Analytics và ấn chọn Get Tracking ID.
Một cửa sổ mới sẽ hiện ra cung cấp thông tin về điều khoản người dùng. Google Analytics chỉ cung cấp mã khi khách hàng đồng ý với tất cả những điều khoản trên. Quá trình thiết lập ID theo dõi thuộc tính trên Google Analytics thay đổi theo từng nền tảng website mà bạn đang sử dụng.
Sau đó, dán mã ngay sau <head> tag trên mỗi trang trang web mà bạn định đo lường. Bạn sẽ được yêu cầu chọn loại website của mình (tĩnh, động, lưu trữ web, Trình quản lý thẻ của Google) để có thể thiết lập thu thập dữ liệu một cách chính xác.
5. Truy cập Google Analytics và xác minh mã hoạt động.
Cuối cùng, hãy nhập mã xác minh hoạt động để vận hành tài khoản. Bạn có thể kiểm tra hoạt động của Google Analytics bằng cách xem phần báo cáo Thời gian thực trong khi nhấp vào website của bạn trong một tab khác hoặc trên điện thoại của bạn.
Báo cáo sẽ phải hiển thị ít nhất một khách đang truy cập vào website (lượt truy cập website đó chính là ID của bạn từ một tab hoặc thiết bị công nghệ khác)
Các dạng báo cáo của Google Analytics mà người làm SEO nên biết
1. Báo cáo tổng quan về thiết bị di động
Báo cáo Tổng quan về Điện thoại di động có vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị website biết vị trí “bất lợi” của website trên điện thoại di động của người truy cập.
Nếu thiết kế website của bạn không thân thiện với thiết bị di động, người dùng sẽ không ở lại lâu để đọc về công ty hoặc dịch vụ của bạn. Không chỉ vậy, Google sẽ hạ thứ tự của bạn trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm nếu website của bạn không tương thích với thiết bị di động.

2. Báo cáo về Channels
Với thông tin từ báo cáo này, bạn có thể biết lượng truy cập của mình đến từ đâu. Thông qua đó, bạn có thể xem đã có bao nhiêu người truy cập website và họ ở lại trang của bạn trong bao lâu, liệu họ có chuyển đổi trên website của bạn hay không dựa trên tính năng theo dõi mục tiêu.
Điều quan trọng là những thống kê này sẽ giúp bạn biết được những kênh nào có lượt truy cập cao để tối ưu hóa. Nếu lưu lượng truy cập giảm hoặc tỷ lệ thoát tăng lên hàng năm, bạn cũng sẽ dễ dàng biết được phải sửa đổi website từ đâu.

3. Tóm tắt điều hướng
Bản tóm tắt này cho phép bạn xem các đường dẫn phổ biến nhất mà người dùng sử dụng để đến các URL nhất định trên website của bạn. Bạn cũng có thể chỉ định URL cũng như phạm vi nào bạn muốn phân tích. Bạn có thể xem bạn nên tối ưu hóa những đường dẫn, trang tin nào và liệu bạn có nên thêm các phím tắt hay không.
Một lợi ích khác là bảng báo cáo sẽ cung cấp khả năng xác định những câu hỏi mà người dùng có. Nếu họ đang nhấp qua lại giữa các chuyên mục trên website, họ có thể có câu hỏi về thông tin nào đó mà website của bạn chưa cung cấp.

4. Báo cáo về Landing Page
Thông tin về số lượng chuyển đổi mục tiêu đạt được qua Landing Page mà người dùng truy cập có thể được thu thập từ báo cáo này.
Nếu nhiều người dùng đang rời khỏi một trang nhất định trên website, lý do có thể là do chuyên mục đó trên website của bạn vẫn chưa đủ thu hút vì thế bạn cần đăng tải những nội dung với thiết kế hấp dẫn hơn hoặc giảm thời gian tải trang để tăng tỷ lệ giữ chân người dùng.

5. Báo cáo tổng quan về tốc độ trang web
Google có thể cho bạn biết những trang nào đang tải chậm và lý do tại sao. Việc sở hữu một website có tốc độ tải chậm sẽ khiến bạn mất đi mất đi một số lượng lớn người truy cập do website không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin nhanh chóng và kịp thời.
Google cũng sẽ đưa ra gợi ý cho bạn về cách cải thiện tốc độ trang web, giúp tăng tương tác của người dùng. Khi xem báo cáo này, bạn cũng có thể thấy thời gian tải trung bình trên mỗi trang và trên mỗi trình duyệt. Thời gian tải càng nhanh, website của bạn càng có nhiều cơ hội đạt được chuyển đổi mục tiêu.

6. Báo cáo Tổng quan về Mục tiêu
Bạn có thể thiết lập các tương tác cụ thể, chẳng hạn như gửi và tải xuống biểu mẫu, để theo dõi dưới dạng mục tiêu. Báo cáo này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xem liệu các mục tiêu của công ty có đang được đáp ứng hay không và liệu có những lĩnh vực nào có thể được cải thiện hay không.

Google Analytics đã giúp chúng tôi tối ưu hóa thị trường của mình, dẫn đến tăng trưởng doanh thu 400% hàng năm cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi. – Mariam Naficy, Founder & CEO, Minted
Google Analytics giúp ích gì cho Website ?
1. Cung cấp thông tin để hiểu rõ khách hàng hơn
Cho dù website của bạn thuộc lĩnh vực nào đi chăng nữa, thì việc hiểu được người dùng ứng dụng và trang web của bạn sẽ giúp ban có thể kiểm tra chính xác hơn hiệu quả của phương pháp tiếp thị, nội dung, sản phẩm của bạn và nhiều yếu tố khác.
2. Nắm được các thông tin chi tiết chỉ có trên Google
Tiếp cận các thông tin chi tiết và khả năng độc quyền của Google để khai thác tối đa dữ liệu của bạn.
3. Tận dụng thông tin chi tiết của bạn để thu được kết quả
Analytics hoạt động hiệu quả với các sản phẩm của nhà xuất bản và sản phẩm quảng cáo của Google. Vì vậy, bạn có thể sử dụng thông tin chi tiết của mình để gặt hái kết quả kinh doanh.
Google Analytics giúp chúng tôi nắm bắt tốt hơn dữ liệu chính trong website, vì vậy chúng tôi có thể phân tích thông tin giúp chúng tôi cải thiện hoạt động kinh doanh của mình. Nó cho chúng tôi thấy các KPI chính cần theo dõi và tạo các báo cáo tự động để chúng tôi có thể đo lường và phản ứng với các KPI này.
Mona Ataya, Giám đốc điều hành và Người sáng lập, Mumzworld FZ-LLC

Các ứng dụng tích hợp với Google Analytics
Google Analytics được thiết kế để hoạt động liền mạch với các giải pháp và sản phẩm đối tác khác của Google, giúp tiết kiệm thời gian của bạn và tăng hiệu quả. Bao gồm:
- Google Ads: Nhận thông tin chi tiết sâu hơn về cách người dùng từ các chiến dịch Google Ads tương tác với trang web của bạn.
- Data Studio: Kết nối Analytics với Data Studio để dễ dàng tạo trang tổng quan về hiệu suất và tạo báo cáo tùy chỉnh.
- Google Optimize: Tạo trải nghiệm trang web tùy chỉnh bằng cách sử dụng đối tượng bạn đã tạo trong Analytics.
- Surveys 360: Nhận phản hồi thực tế để đưa ra các quyết định thông minh hơn. Tạo đối tượng người dùng trong Analytics, sau đó gửi khảo sát cho họ trong Surveys 360.
- Google Search Console: Bạn có thể truy cập các báo cáo Analytics trực tiếp từ các Links đến trang web của mình và các trang Sitelinks trong Search Console.

- Và một số ứng dụng khác được sử dụng khi đăng ký gói Google Analytics 360.
Việc tìm kiếm các kênh và chiến dịch phù hợp trở nên dễ dàng hơn nhiều với các tính năng của Analytics như Thương mại điện tử nâng cao. Thay vì dành hàng giờ để tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, giờ đây chúng ta có thể sử dụng thời gian đó để phân tích và tối ưu hóa website của mình. – Amin Shawki, Giám đốc điều hành khu vực, MENA, InfoTrust
KẾT LUẬN
Tóm lại, Google Analytics là công cụ quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp giám sát SEO Website trong thời đại công nghệ ngày nay. Tất cả thông tin từ Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn một khởi đầu tuyệt vời để học cách cải thiện trang web của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu thiết kế website với những công cụ hỗ trợ Website chuẩn SEO thì đừng chần chừ mà hãy liên hệ với ATPWeb ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
> Công cụ lập trình và Top 12 công cụ lập trình đáng dùng
> Cách làm cho Google Analytics tuân thủ GDPR
> Làm thế nào để Thiết kế Website với Google Sites (2022)?
> Cài đặt Google Adsense vào Website WordPress chỉ với 4 bước đơn giản
-
Website: https://atpweb.vn/
-
Hotline: 0707 6666 56
-
Email: [email protected]
-
160 Đường số 2, KDT Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TPHCM