Mục lục

DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp [2022]

Hiện nay, công nghệ tiên tiến 4.0 sinh ra được xem là bước tăng trưởng vượt bậc của nền công nghệ tiên tiến văn minh. Thành tựu của công nghệ 4.0 chính là sự tăng trưởng của công nghệ tiên tiến điện toán đám mây, trí tuệ tự tạo, tài liệu Big Data.

Hôm nay, ATP Web sẽ giúp ban hiểu DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp [2022].

DMS là gì?

DMS là chữ viết tắt của từ Distribution management systemquản lý hệ thống kênh phân phối là phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường, diễn biến tại các kênh phân phối, bao gồm quản lý nhân viên thị trường, tự động hóa bán hàng, kiểm soát hàng tồn và các biến động ngoài thị trường, quản lý công nợ…

Giải pháp DMS là gì?

Đối với công ty, tập đoàn việc phân phối sản phẩm ra thị trường là rất quan trọng và việc quản lý toàn bộ hệ thống phân phối ở quy mô lớn hoặc quy mô đa quốc gia thì rất phức tạp.

Do vậy để hạn chế và khắc phục được các khó khăn hiện tại, Doanh Nghiệp đã lựa chọn và áp dụng các giải pháp công nghệ phần mềm vào sản xuất và phân phối.

Dựa trên nền tảng ứng dụng công nghê điện toán đám mây, Giải pháp DMS (eSales Cloud DMS) ra đời với sứ mệnh giúp Doanh Nghiệp kiểm soát và đo lường đầy đủ từ:

  • Sell-in công ty đến các Nhà Phân Phối (NPP)
  • Đại Lý
  • Khách Hàng từ kênh phân phối truyền thống (GT) đến kênh phân phối hiện đại (MT)
  • Sell-out từ NPP
  • Đại lý
  • Cửa hàng,..hoặc off-take từ siêu thị, cửa hàng,
  • Đến người dùng cuối.

Ngoài ra, hơn 12 năm cung cấp các giải pháp cho tập đoàn lớn như Johnson & Johnson, Kao, P&G,…HQsoft cung cấp phần mềm dms với các module chuyên biệt cho từng đối tượng người dùng hỗ trợ Doanh Nghiệp kiểm soát và quản lý các vấn đề trong phân phối và bán hàng.

DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Các tính năng của DMS

  • Các tính năng của DMS cho nhân viên bán hàng
  • Tạo và gửi đơn đặt hàng bằng điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối 3G, Wifi hoặc qua tin nhắn SMS.
  • Tự động gợi ý đơn hàng cho khách hàng, tự tính khuyến mại của đơn hàng.
  • Kiểm tra tồn kho tại cửa hàng, tại công ty, lấy dữ liệu công nợ hiện tại.
  • Hỗ trợ tự động hoá các bước bán hàng, quản lý trưng bày tại cửa hàng.
  • Nhận thông báo tức thời, cập nhật các chính sách bán hàng, khuyến mãi, chiết khấu mới nhất.
  • Bán hàng trong phạm vi cho phép: tự động đề nghị, hiển thị khách hàng, tối ưu toạ độ của khách hàng.
  • Hỗ trợ trao đổi, chia sẻ thông tin, lịch làm việc, lập lịch, chia sẻ kế hoạch, tình hình thực hiện kế hoạch.
  • Thu thập thông tin về đối thủ.

Thách Thức Của Doanh Nghiệp Trong Quản Lý Phân Phối Khi Chưa Có Giải Pháp DMS

  • Không nắm được sự thay đổi của thị trường, có khá nhiều đối thủ và sự cạnh tranh khốc liệt của ngành hàng.
  • Với phương thức quản lý truyền thống thì Doanh Nghiệp không nắm được đầy đủ thông tin của Khách Hàng, không thể chăm sóc tốt được đối tượng thực sự tiêu thụ sản phẩm
  • Không nắm được thông tin về các chiến dịch được tung ra trên thị trường như khuyến mãi, độ phủ của sản phẩm, dẫn đến hạn chế trong phân phối và độ phủ của thương hiệu
  • Không thống kê được các thông tin về tiêu thụ sản phẩm sau khi phân phối cho đại lý, dẫn đến sự hạn chế trong việc dự đoán về chiến lược sản xuất, chuỗi cung ứng.
  • Lãng phí nhiều thời gian về nguồn lực để thống kê báo cáo, dữ liệu dẫn đến các quyết định kinh doanh bị chậm trễ.
  • Không kiểm soát được chất lượng làm việc của nhân viên bán hàng, không nắm được thời gian làm việc thực tế của họ.
  • Còn khá nhiều những vấn đề quản lý về số liệu, thị trường, doanh số, khuyến mãi,..mà phương pháp thủ công không thể đáp ứng được.
DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Phần mềm DMS dùng cho đối tượng nào?

Đối với những doanh nghiệp sản xuất và phân phối thì DMS là một phần mềm không thể nào thiếu được và chắc chắc đối với những doanh nghiệp có quy mô nhân viên lên đến hàng trăm hoặc có thể là hàng nghìn người thì chắc chắn DMS sẽ là một công cụ bắt buộc quan trọng.

Vậy đối với nhưng doanh nghiệp nhỏ thì sao? DMS có nhất thiết phải sử dụng không?

Câu trả lời là chắc chắn có rồi, những doanh nghiệp lớn đã áp dụng DMS để nắm bắt thị trường nhanh chóng, kiểm soát phân phối, tiết kiệm thời gian và điều quan trọng nhất là quản lý được hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên thị trường.

Quản lý bằng giấy tờ hoặc thông qua các file excel trên microsoft word giờ đây sẽ làm kém đi hiệu quả quản lý và thời gian của doanh nghiệp bạn.

Vậy thì tại sao lại không áp dụng DMS cho doanh nghiệp của bạn chứ?

Lựa chọn giải pháp DMS phù hợp

Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều nhà cung cấp phần mềm DMS trên thị trường, các giải pháp không khác nhau nhiều về tính năng và lợi ích hướng đến cũng ít khác biệt. Vì vậy, để tìm được giải pháp DMS phù hợp, doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố sau khi đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

1. Uy tín, kinh nghiệm của nhà cung cấp

Thông thường, nhà cung cấp giải pháp cũng chính là đơn vị tư vấn triển khai giải pháp cho doanh nghiệp. Với nhà cung cấp có bề dày kinh nghiệm về tư vấn và triển khai, doanh nghiệp có thể an tâm về chất lượng của dự án DMS.

Lợi thế khi làm việc với các nhà cung cấp này là họ đã có sẵn quy trình triển khai được hoàn thiện từ rất nhiều dự án đã thực hiện, theo đó giải pháp của họ cũng được hoàn thiện và xử lý được nhiều tình huống đa dạng trong quản lý phân phối (có thể ví dụ về việc xử lý chiết khấu, khuyến mãi trực tiếp lúc thực hiện đơn hàng) nhờ vậy tiết kiệm thời gian và chi phí triển khai.

DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
DMS là gì? Bí quyết tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

2. Chi phí đầu tư cho giải pháp

Như đã nói, tiến bộ về công nghệ, hạ tầng đã cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với giải pháp DMS hơn bao giờ hết.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đơn vị cung cấp giải pháp với hình thức thanh toán trả phí theo tháng (mức phí sẽ tuỳ theo nhu cầu sử dụng) với dữ liệu được đặt tại máy chủ mà nhà cung cấp thuê hay sở hữu.

Hình thức này mang lại lợi thế về chi phí, bởi không cần phải đầu tư nhiều tiền lúc ban đầu, không đòi hỏi đầu tư mạnh tay vào phần cứng, có thể sử dụng trực tiếp bằng trình duyệt web. Tuy nhiên, bảo mật dữ liệu vẫn là điều mà doanh nghiệp còn ngần ngại khi xem xét.

3. Giải pháp trong nước hay nước ngoài

Tương tự giải pháp ERP, DMS vừa có thể do đơn vị trong nước sản xuất, cung cấp và tư vấn triển khai, vừa có thể do đơn vị nước ngoài cung cấp nhưng có công ty đại diện ở trong nước triển khai.

Khác biệt nằm ở 2 điểm.

Đầu tiên là giá cả, giải pháp của nhà cung cấp nước ngoài thường có giá cao hơn khá nhiều. Thứ hai là ở khả năng chỉnh sửa, thường với giải pháp nước ngoài cung cấp, doanh nghiệp muốn chỉnh sửa sẽ phải chờ đợi lâu hơn so với trong nước.

Nguồn: Tổng hợp 

Lời kết

Qua bài viết trên của ATP Web đã cung cấp đến các bạn đọc một số thông tin về hữu ích. ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website