Mục lục

Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết 2023

Để đánh giá một khoản đầu tư hoặc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà kinh tế học cần phải nắm chắc khái niệm IRR – Internal Rate of Return. Hãy cùng tìm hiểu Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết.

Chỉ số IRR là gì?

IRR là viết tắt của Internal Rate of Return – tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Đây là một chỉ số được sử dụng trong phân tích tài chính để ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.

Ví dụ: một khoản đầu tư có thể được cho là có chỉ số IRR 10%. Điều này cho thấy rằng một khoản đầu tư sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm 10% trong suốt vòng đời của nó.

Nói cách khác, đó là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến ​​sẽ kiếm được trên một dự án hoặc khoản đầu tư. Nó được tính toán loại trừ các yếu tố bên ngoài như lạm phát và chi phí vốn. Đó là lý do tại sao nó được gọi là nội bộ. Bạn cũng có thể coi tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lãi suất mà công ty phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư vào vốn mới.

Ý nghĩa của chỉ số IRR là gì?

IRR là một công cụ số liệu tính toán lợi nhuận có thể được sinh ra từ dự án đầu tư. Nếu IRR lớn hoặc bằng số vốn bỏ ra thì dự án đó có thể thực thi để sinh lợi. Nếu doanh nghiệp có nhiều dự án, thì chắc chắn các dự án sẽ được tiến hành theo thứ tự IRR từ cao đến thấp.

Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết
Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết

Vai trò của IRR đối với Doanh Nghiệp

Đối với Doanh nghiệp, chỉ số IRR có vai trò giúp đánh giá và đưa ra lời khuyên về tính khả thi của dự án đó:

  • Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ giới hạn định mức khả thi tài chính
  • Với các dự án là tỷ lệ khả thi không cao có thể lựa chọn dự án có tỷ lệ IRR cao nhất.

Cách tính IRR hoàn hảo nhất

Trước khi tìm hiểu về cách tính IRR, thì ta cần phải hiểu một khái niệm có liên quan mật thiết là NPV. NPV là cụm từ viết tắt của Net Present Value, có nghĩa là Giá trị hiện tại thuần. NPV được sinh ra để lập số vốn và kế hoạch đầu tư chi tiết trong tương lai để tránh rủi ro cũng như tìm kiếm con đường cho lợi nhuận cao nhất.

IRR chính là một giá trị chiết khấu khiến cho NPV cũng như mọi dòng tiền đều đặn khác của dự án đầu tư trở về con số 0. Nói cách IRR là giá trị của phương trình NPV = 0. Vì vậy, cách IRR được tính theo cách sau:

IRR = r1 + NPVr1 * (r2 – r1) / (NPVr1 – NPVr2)

Trong đó:

  • r1 tỷ suất chiết khấu nhỏ tại đó NPV>0
  • r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn tại đó NPV <0
  • NPVr1 là giá trị hiện tại thuần khi tỷ suất chiết khấu là r1
  • NPVr2 là giá trị hiện tại thuần khi tỷ suất chiết khấu là r2.
Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết
Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết

IRR được sử dụng như thế nào?

Ban giám đốc có thể sử dụng tỷ suất sinh lợi này để so sánh các khoản đầu tư khác. Và quyết định những dự án vốn nào nên được tài trợ và những dự án nào nên loại bỏ. Ví dụ, IRR có thể giúp người quản lý lựa chọn giữa việc nâng cấp thiết bị hoặc tăng cường phát triển sản phẩm.

Các doanh nghiệp thường đặt ra một tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu cần thiết cho các khoản đầu tư. Nếu một dự án được đề xuất không thể tạo ra IRR cao hơn tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu, thì đề xuất đó đã chết từ trong trứng nước.

Tương tự, IRR của một dự án phải vượt quá chi phí vốn hoặc lãi suất của một khoản vay được lấy ra để tài trợ cho khoản đầu tư. IRR thấp hơn chi phí vốn có thể sẽ giết chết dự án.

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số IRR để tính lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu. Nó cũng có thể được sử dụng để tính toán lợi tức của trái phiếu khi đáo hạn. Và còn có thể cân bằng rủi ro và lợi ích khi mua bất động sản

Ưu điểm và nhược điểm của IRR

Sau khi đã hiểu khái niệm IRR là gì. Chúng ta hãy phân tích xem phương pháp này có ưu và nhược điểm là gì nhé.

Ưu điểm của IRR

Thứ nhất, IRR được tính toán không quá phức tạp, không phụ thuộc vốn. Hơn nữa, nó được tính theo tỷ lệ phần trăm. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư nhỏ và vừa có thể nhìn vào đây và đối chiếu, so sánh xem dự án đầu tư nào sinh lợi hiệu quả hơn.

IRR được tạo ra với mục đích ban đầu để xem lãi suất tối đa mà doanh nghiệp chủ dự án đầu tư có thể chịu được. Từ đó mà có thể đưa ra chiến lược hiệu quả cho việc định mức lãi suất phù hợp.

Dễ tính toán vì không phụ thuộc vào chi phí vốn, rất thuận lợi cho việc so sánh cơ hội đầu tư. Vì tỷ lệ này cho biết khả năng sinh lời.

Gợi ý cho việc lựa chọn lãi suất cho dự án, tỷ lệ IRR có thể cho biết tỷ lệ lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được

Nhược điểm của IRR

Muốn tính được IRR phải dành ra một lượng thời gian kha khá. IRR đôi khi không được tính toán dựa trên dữ liệu có thật của nguồn vốn mà sử dụng giả định. Điều này khiến xảy ra những sai lệch khi tính toán. Thậm chí có thể làm bỏ lỡ những nguồn sinh lợi lớn.

IRR không phải lúc nào cũng tối ưu đối với một dự án đầu tư. Ví dụ trong trường hợp nguồn tiền không ổn định, được lấy từ nhiều nguồn hay tỷ lệ chiết khấu có sự không đồng đều.

Như đã đề cập ở trên, chỉ số IRR được tính hoàn toàn dựa vào NPV. Vì vậy, nếu NPV không ổn định hay được thêm vào quá nhiều lần, thì kéo theo NPV cũng sẽ không thể tính toán chính xác được.

  • Tốn nhiều thời gian để tính toán chỉ số này
  • Bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn nếu chỉ dựa vào chỉ số IRR.
  • Khó xác định tỷ lệ IRR nếu dự án đầu tư bổ sung, NPV thay đổi nhiều.
Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết
Chỉ Số IRR Là Gì? Công Thức Tính IRR Và Những Điều Cần Biết

Nguồn: Tổng hợp 

Lời kết

Qua bài viết trên của ATP Web đã cung cấp đến các bạn đọc một số thông tin về hữu ích. ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website