Mục lục

Cấu trúc Silo là gì? Cách tạo cấu trúc web thân thiện và hiệu quả 2023

Cấu trúc web là phần hết sức quan trọng khi bắt đầu thiết kế website. Việc tạo ra một cấu trúc web tốt không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các thông tin trên website, mà còn giúp Google hiểu được website của bạn nói về chủ đề gì.

Tùy thuộc vào mục tiêu của website mà sẽ có nhiều cách phân chia cấu trúc khác nhau. Hiện nay, phần lớn các website và người làm SEO đang sử dụng cấu trúc Silo bởi tính hiệu quả mà nó mang lại.

Vậy Cấu trúc Silo là gì? Tại sao nó lại trở thành cấu trúc website mà bạn nên áp dụng nhất? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vì sao cần phải có cấu trúc website tốt?

Có 3 lý do chính bạn cần phải có một cấu trúc website đủ tốt trước khi đưa website vào hoạt động.

  1. Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho các Công cụ Tìm kiếm (Search Engines) tìm thấy bạn dễ dàng hơn.
  2. Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho các Công cụ Tìm kiếm hiểu nội dung của bạn tốt hơn thông qua Mức độ liên quan về chủ đề (Topical Relevance).
  3. Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho người dùng dễ dàng điều hướng trên website của bạn.

Hãy để tôi giải thích chi tiết hơn cho bạn nhé.

1. Cấu trúc website tốt giúp Công cụ Tìm kiếm tìm thấy bạn dễ hơn

Công cụ Tìm kiếm thu thập toàn bộ thông tin trên website của bạn bằng cách đi theo các liên kết có trên website.

Việc website có cấu trúc tốt, được sắp xếp khoa học sẽ giúp các Công cụ Tìm kiếm dễ dàng tìm thấy toàn bộ các trang có trên website hơn.

Nếu bất cứ trang/bài viết nào trên website của bạn mà không link với trang/bài viết khác thì các Công cụ Tìm kiếm không thể đi đến và thu thập dữ liệu trên trang đó.

Cấu trúc website tốt giúp Công cụ Tìm kiếm tìm thấy bạn dễ hơn
Cấu trúc website tốt giúp Công cụ Tìm kiếm tìm thấy bạn dễ hơn

2. Cấu trúc website tốt giúp Công cụ Tìm kiếm hiểu nội dung của bạn tốt hơn

Sau khi đã thu thập được toàn bộ dữ liệu và thông tin trên website, các Công cụ Tìm kiếm sẽ sắp xếp trang web của bạn theo từng chủ đề. Để sắp xếp đúng trang web vào đúng chủ đề, Công cụ Tìm kiếm sẽ sử dụng Mức độ liên quan về chủ đề (Topical Relevance).

topical relevance trong seo

Để có thể hiểu hơn về Topical Relevance, hãy để tôi cho bạn một ví dụ. Nếu bạn đang có một bài viết về những Công ty thiết kế website tốt nhất TP HCM, và bạn liệt kê ra rất nhiều những thương hiệu thiết kế website khác nhau.

Sau đó, bạn sẽ viết thêm các Content liên quan khác như:

  • Công ty thiết kế website tốt nhất cho ngành bất động sản
  • Giá thiết kế website là bao nhiêu?
  • Thiết kế website nền tảng nào dễ quản trị

Topic Cluster giúp tăng Topic Relevance

Tất cả các thông tin này là nhằm mục đích giúp người dùng tìm công ty thiết kế website tốt nhất. Vì vậy, nếu bạn chèn link nội bộ giữa các bài viết này tức là bạn nói với Công cụ Tìm kiếm rằng những bài viết này cùng chủ đề với nhau, có liên quan đến nhau.

Cụm bài viết này liên quan về chủ đề với nhau và chúng giải quyết cùng một Mục đích tìm kiếm của người dùng.

Cũng bởi vì cụm bài viết này liên kết với nhau để trả lời cùng một câu hỏi cụ thể (Mục đích tìm kiếm cụ thể), nên các Công cụ Tìm kiếm dễ dàng hiểu được từng nội dung của bạn hơn và sẽ xếp hạng website của bạn cao hơn cho nhiều keyword hơn.

3. Cấu trúc website tốt giúp người dùng dễ dàng điều hướng trên website của bạn

Tương tự như các Công cụ Tìm kiếm, người dùng vào website của bạn là để tìm kiếm thông tin, tìm hiểu giải đáp cho một vấn đề nào đó.

Việc có một cấu trúc website tốt dựa trên các cụm bài viết cùng chủ đề sẽ giúp người dùng đó đi từ bài viết này đến bài viết khác, tăng được thời gian họ ở trên website của bạn, thuyết phục được họ và giúp người dùng tin tưởng hơn vào website/thương hiệu của bạn.

Website Navigation là gì?

Cấu trúc Silo là gì?

Để tạo nên một website có cấu trúc tốt, bạn cần dựa trên Cấu trúc Silo. Về cơ bản thì cấu trúc Silo này sẽ giống hình một quả tên lửa giống với hình minh họa dưới đây.

Cấu trúc Silo chuẩn

Trên chóp của Cấu trúc Silo sẽ là chủ đề tổng quan cho toàn bộ website của bạn. Ví dụ: website của bạn bán Gối thì chủ đề tổng quan cho website sẽ là Gối, còn nếu website của bạn bán nội thất thì chủ đề tổng quan chắc chắn sẽ là nội thất.

Các chủ đề tổng quan này sẽ có các chủ đề con liên quan, lúc này bạn cần phân chia các chủ đề con phù hợp. Những chủ đề con cũng sẽ có các chủ đề khác nhau bên trong nó, sau đó bạn sẽ có các bài viết content để giải quyết vấn đề mà có thể người dùng muốn biết trong chủ đề đó.

#Lưu ý: Bởi vì mỗi chủ đề thì Công cụ tìm kiếm sẽ phân chia Topical Relevance khác nhau, nếu một bài viết của bạn thuộc chủ đề này lại link với bài viết thuộc chủ đề khác thì sẽ khá khó hiểu cho Công cụ tìm kiếm

Vì vậy, tốt nhất bạn không nên đi interlink giữa các bài viết thuộc các chuyên mục khác nhau trên website.

Hiện tại, có 2 trường phái cấu trúc website Authority SiteNiche Site mà bạn sẽ phải dựa vào mục đích tạo website để lựa chọn phù hợp.

Authority Site (hay còn gọi là Website Thẩm Quyền)

Authority có nghĩa là có uy tín, đáng tin. Vì vậy Authority Site có nghĩa là website có uy tín và là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy trong lĩnh vực, ngành nghề của mình. Thường thì những website dạng này sẽ tập trung vào một chủ đề lớn, bao quát ví dụ như: Diễn đàn Kinh tế, Tài chính,…

Một ví dụ về Cấu trúc của Authority Site sẽ bao gồm:

Ví dụ cấu trúc Authority Site
Ví dụ cấu trúc Authority Site. Nguồn: Rank Math

Với dạng cấu trúc này, các nội dung thuộc chuyên mục khác nhau, nhưng liên quan với nhau thì vẫn có thể đi internal link được.

Các website sử dụng cấu trúc dạng này thì mục đích từ đầu phải là xây dựng một Authority Site bao phủ hết toàn bộ chủ đề, hướng đến tối ưu nhiều chuyên mục chính.

Niche Site

Ngược lại, Niche Site sẽ chỉ đánh vào một thị trường ngách cụ thể nhằm mục đích bán hàng nhiều hơn. Ví dụ: website bán nồi chiên không dầu thì chỉ nói về chủ đề này, hoặc mở rộng ra dụng cụ bếp chứ không thể viết về cả kiến trúc nhà ở được.

Về cấu trúc Niche Site sẽ tương tự như thế này:

Ví dụ cấu trúc Niche Site

Nói tóm lại, cấu trúc website luôn luôn phải gắn với mục tiêu của website và sẽ đồng hành xuyên suốt quá trình hoạt động website. Trước khi muốn tạo Cấu trúc website, bạn phải chốt được mục tiêu của website và luôn luôn ám ảnh với nó.

Các bước tạo cấu trúc Silo

Để tạo ra cấu trúc Silo hoàn chỉnh cho website của mình, bạn cần thực hiện 5 bước sau đây:

  1. Xác định mục tiêu của website
  2. Nghiên cứu chủ đề
  3. Phân mục cho các ý tưởng Chủ đề
  4. Chọn Pillar Content cho từng Chuyên mục
  5. Thiết kế lại trang Chuyên mục

Bước 1: Xác định mục tiêu của Website

Xác định rõ ràng mục tiêu cho website của bạn. Bạn muốn xây dựng một Authority Site hay là Niche Site?

  • Nếu mà content được sắp xếp tốt, người dùng và cả search engines dễ khám phá và tìm được content của bạn.
  • Thật ra, cách sắp xếp content vào cấu trúc Silo cũng khá giống với cách mà bạn sắp xếp file vào các mục trên máy tính của mình.

Đối với Niche Site:

Cấu trúc Silo cho Niche Site
Cấu trúc Silo cho Niche Site. Nguồn: Rank Math

Đối với Authority Site:

Cấu trúc Silo cho Authority Site
Cấu trúc Silo cho Authority Site. Nguồn: Rank Math

#Lưu ý:

  • Bạn không nên cấu trúc Silo của mình có quá nhiều tầng, tốt nhất mỗi chuyên mục nên chỉ có nhiều nhất 1 tầng chuyên mục phụ nữa ở dưới nó.
  • Bạn nên có một mục đích rõ ràng ngay từ ngày đầu tiên quyết định thiết kế website và luôn luôn ám ảnh với nó trong suốt quá trình thực hiện và quản trị website.
  • Việc thay đổi cấu trúc website là cực kỳ phức tạp và có thể gây ra thảm họa đối với website đó.

Bước 2: Nghiên cứu chủ đề 

Sau khi đã phác thảo được sơ đồ cơ bản cho cấu trúc của website, điều bạn cần là tìm các chủ đề mà bạn sẽ tập trung cho mỗi chuyên mục.

Như đã nói ở trên, để tạo ra topic relevance cho website, bạn cần gom nhóm các từ khóa có cùng search intent (mục đích tìm kiếm) vào chung một chuyên mục và phân tầng chúng theo lượt tìm kiếm, khả năng chuyển đổi, theo phễu khách hàng,…

Để thực hiện Topic Research, bạn có thể sử dụng Google Search, Ahrefs, Ubersuggest,… Bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách thức thực hiện Topic Research/Keyword Research bằng cách tìm kiếm trên Google.

Nghiên cứu chủ đề chính trong từng chuyên mục

Bước 3: Phân mục cho các ý tưởng Chủ đề

Tùy thuộc vào kết quả nghiên cứu từ khóa và chủ đề, kết hợp với kiến thức trong ngành mà bạn có thể sắp xếp các topic và từ khóa vào chuyên mục phù hợp.

Sắp xếp topic vào các chuyên mục cho phù hợp

Quan trọng nhất là bạn cần phải luôn tâm niệm, làm sao để khách hàng có thể liên tục đi từ bài viết này đến bài viết khác trên website của bạn mà không biết chán, từ đó mới có thể phát triển thương hiệu và đưa tới chuyển đổi bán hàng.

#Lưu ý: Như đã nói ở trên, các topic có chung search intent phải được đưa vào chung chuyên mục để tránh việc đi internal link giữa 2 nội dung thuộc 2 chuyên mục khác nhau.

Bước 4: Chọn Pillar Content cho từng Chuyên mục

Pillar Content là Trang trung tâm đóng vai trò là điểm khởi đầu để người dùng bắt đầu tìm hiểu, khám phá các nội dung khác cùng chủ đề trên website của bạn. Trang này phải chứa nội dung khái quát cho tất cả các câu hỏi, vấn đề hoặc mối quan tâm chính, đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng.

Giải thích đơn giản thì đây là bài viết chứa nhiều nội dung và đầy đủ thông tin nhất. Nó giới thiệu tổng quan toàn bộ các topic trong chuyên mục của bạn một cách khái quát và dẫn link đến các trang con đi sâu vào từng mục, và giải thích chi tiết hơn.

Vai trò của Pillar Content trong Cấu trúc Silo
Vai trò của Pillar Content trong Cấu trúc Silo

Lưu ý:

  • Mỗi Category/sub-category đều sẽ có 1 Pillar Content.
  • Khi chọn chuyên mục, mỗi bài viết bạn chỉ nên chọn 1 chuyên mục chính và 1 chuyên mục phụ trong chuyên mục chính đó (nếu có), tránh trường hợp chồng chéo chuyên mục dẫn đến lỗi trong cấu trúc silo.

Vai trò của Pillar Content trong Cấu trúc Silo

Bước 5: Thiết kế lại trang Chuyên mục

  • Tạo trang Chuyên mục phù hợp sao cho show được pillar content, các trang danh mục con,…
  • Bạn có thể liên hệ đơn vị thiết kế website của mình để có thể điều chỉnh trang category phù hợp nhất.
  • Để trang Chuyên mục của bạn có xếp hạng tốt, bạn nên sử dụng cấu trúc URL: tenwebsite.com/ten-chuyen-muc thay vì vẫn để URL mặc định của WordPress là tenwebsite.com/chuyen-muc/ten-chuyen-muc
  • Bạn có thể dùng các thẻ meta 301 hoặc 302 để chuyển hướng trang hợp lý

Giải thích về link juice và cách cấu trúc Silo hoạt động

  • Khi 1 website bên ngoài trỏ link về website của bạn, đó sẽ được gọi là backlink.
  • Và các backlink sẽ chia sẻ “link juice” từ website đó về trang web của bạn (chia sẻ sức mạnh, độ uy tín,…).
  • Càng có nhiều link juice hướng về website của bạn sẽ là tín hiệu nói với các Công cụ Tìm kiếm là nội dung của bạn chất lượng, độ uy tín cao (Tư duy của Công cụ Tìm kiếm sẽ là: do nội dung tốt, thú vị nên mới được nhiều trang khác dẫn nguồn về).

Backlink giúp website tăng sức mạnh

Dưới đây sẽ là cách mà link juice sẽ chảy trong cấu trúc silo của bạn.

  1. Đầu tiên là cách mà các content cũng như danh mục liên kết với nhau: Chuyên mục link trực tiếp đến Pillar Content -> các bài viết -> link ngược lại pillar content
  2. Nếu link juice từ backlink chảy đến Pillar Content thì nó sẽ chảy đến trang Chuyên mục, từ trang Chuyên mục sẽ chảy ngược lại các bài viết. Từ đó toàn bộ các bài viết, trang nằm trong Chuyên mục đều sẽ nhận được các giá trị từ link juice.

Việc bạn thiết lập website theo cấu trúc Silo sẽ tạo điều kiện thích hợp cho dòng chảy “Link Juice” này hoạt động hiệu quả.

Dòng chảy link juice trong Silo

Tổng kết

Hiện nay, phần lớn các website và người làm SEO đang sử dụng cấu trúc Silo bởi tính hiệu quả mà nó mang lại.

  1. Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho các Công cụ Tìm kiếm (Search Engines) tìm thấy bạn dễ dàng hơn.
  2. Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho các Công cụ Tìm kiếm hiểu nội dung của bạn tốt hơn thông qua Mức độ liên quan về chủ đề (Topical Relevance).
  3. Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho người dùng dễ dàng điều hướng trên website của bạn.

Để tạo ra cấu trúc Silo hoàn chỉnh cho website của mình, bạn cần thực hiện 5 bước:

  1. Xác định mục tiêu của website
  2. Nghiên cứu chủ đề
  3. Phân mục cho các ý tưởng Chủ đề
  4. Chọn Pillar Content cho từng Chuyên mục
  5. Thiết kế lại trang Chuyên mục

 

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE

Liên hệ:

Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website