Mục lục

Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study 2023

Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study. Đây là một phương pháp tuyệt vời để nói cho thế giới biết giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Phân tích tốt các case study, bạn sẽ có thể làm nổi bật thành công của mình, khiến các khách hàng tiềm năng tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành của bạn.

Case study là gì?

Theo Hammond, J . S – Đại học Havard, case Study là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình. Người học được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy.

Case study sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích tình huống có thật. Có thể nói case study là những gì thuộc về tình huống, hoàn cảnh, sự việc có thật trong thực tế, mà có thể áp dụng các kiến thức lý thuyết vào để phân tích, tìm hiểu, mổ xẻ vấn đề.

Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study
Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study

Lợi ích của Case Study với Marketing

Tạo ra lợi thế so với đối thủ của bạn

Một khách hàng đã thu được nhiều giá trị vượt mong đợi nhờ sử dụng dịch vụ/sản phẩm của công ty bạn? Bạn còn ngần ngại gì mà không đưa ví dụ này thành một Case Study thành công trong quá trình giới thiệu đến các khách hàng khác?

Trong Case Study này, bạn nên trình bày quá trình khách hàng ấy lựa chọn, sử dụng sản phẩm, thu hoạch được hiệu quả gì, … Đừng quên khéo léo chứng minh: họ có được kết quả tích cực là nhờ sử dụng sản phẩm của công ty bạn. Những thông tin, hình ảnh, số liệu cụ thể sẽ mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp bạn so với đối thủ.

Tăng uy tín của bạn lên nhiều lần

Thử tưởng tượng xem, nếu không chỉ một mà hàng chục Case Study thành công khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. Điều này chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn thực sự tạo ra những sản phẩm dịch vụ xuất sắc cho người sử dụng. Chia sẻ những Case Study đó cho cộng đồng cùng biết, khả năng bạn có thể tìm được khách hàng thông qua những Case Study tương tự là rất cao.

Tái sử dụng nội dung vô số lần nhưng vẫn hiệu quả

Tại sao? Đơn giản Case Study của bạn là một Case Study thực, họ thành công khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp của bạn có năng lực thật. Cả 2 thông tin chân thật được đưa đến khách hàng, họ sẽ cảm nhận được ngay lập tức. Vì thế, bạn có thể tái sử dụng nội dung Case Study đó cho nhiều chiến dịch khác nhau.

Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study
Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study

Cách trình bằng một Case Study trên trang chủ của bạn

Cung cấp cho khách truy cập trang web về các bằng chứng để khách hàng hài lòng và hiểu hơn về doanh nghiệp. Trang chủ của bạn là nơi hoàn hảo để làm điều này. Có một số cách bạn có thể đặt các Case Study trong kinh doanh lên trang chủ của mình:

  • Báo giá / lời chứng thực của khách hàng
  • Các nút Call- to-action (CTA) để xem các Case Study cụ thể
  • Các nút Call- to-action (CTA) dẫn đến trang Case Study của bạn
  • Triển khai CTA trượt/pop-up

Các CTA này không nhất thiết phải là các cửa sổ bật lên lớn và rõ ràng, thay vào đó, các CTA có liên quan nhưng kín đáo có thể đem lại kết quả rất lớn. Hãy thử nghiệm CTA trượt/pop-up trên một trong các trang sản phẩm hoặc bài viết của bạn, với liên kết đến các Case Study nghiên cứu để thu hút khách hàng nhìn thấy kết quả tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó?

Viết bài đăng trên blog về các mẫu Case Study

Một khi bạn hoàn thiện một case study, bước hợp lý tiếp theo sẽ là viết một bài đăng blog để trình bày với độc giả của bạn về nó. Bí quyết cách viết 1 case study là xác định và viết theo nhu cầu của khán giả. Vì vậy, thay vì đặt tiêu đề bài viết của bạn “Case Study: Công ty X”, bạn có thể viết về một khó khăn, vấn đề cụ thể hoặc thách thức công ty đã vượt qua, và sau đó sử dụng case study của công ty đó để minh họa các vấn đề đã được giải quyết như thế nào.

Tạo video từ các Case Study

Các dịch vụ về Internet đang ngày càng được nâng cấp và cải thiện, và kết quả là mọi người ngày càng tiêu thụ nhiều nội dung video hơn. Có thể dễ dàng thấy khách hàng có khả năng xem một video hơn là dành thời gian đọc một bài phân tích Case Study dài. Nếu bạn có ngân sách, việc tạo video về Case Study của bạn là một cách thực sự mạnh mẽ để truyền đạt giá trị của bạn.

Đăng các nghiên cứu điển hình về truyền thông xã hội

Case Study là một tài liệu chia sẻ trên mạng xã hội rất phù hợp. Dưới đây là một vài ví dụ về cách bạn có thể tận dụng chúng trên mạng xã hội:

Chia sẻ liên kết đến nghiên cứu điển hình và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng. Bí quyết ở đây là phải đăng các Case Study của bạn theo cách thu hút, thay vì chỉ là một thông điệp chung chung như “Case Study mới – >> LINK”. Mà hãy chắc chắn rằng bạn truyền đạt đúng về vấn đề người dùng đang quan tâm, hay cách gỡ rối được một khó khăn, hoặc đưa các số liệu lên trên bài post để thu hút sự chú ý

  • Cập nhật hình ảnh bìa của bạn trên Twitter / Facebook.
  • Thêm Case Study của bạn vào danh sách các ấn phẩm trên LinkedIn.
  • Chia sẻ Case Study của vào các nhóm có liên quan.
  • Target Case Study của bạn vào khách hàng mục tiêu trên Facebook.
Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study
Case study là gì? Phương pháp chuẩn để phân tích Case Study

Sử dụng Case Study trong Email Marketing

Case Study sẽ đặc biệt phù hợp với Email Marketing khi bạn đã có danh sách phân đoạn theo ngành. Ví dụ: nếu bạn có Marketing Case Study từ khách hàng trong ngành bảo hiểm, hãy gửi email Case Study tới các địa chỉ dựa trên cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của bạn. Việc này sẽ giúp nuôi dưỡng các lead (khách hàng tiềm năng) hiện tại và mới. Các Case Study còn rất hiệu quả khi được sử dụng trong việc nuôi dưỡng, tương tác lại với các lead cũ chưa sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian dài.

Trang bị cho đội ngũ bán hàng của bạn về các Case Study là gì?

Đưa ra nội dung phù hợp với khách hàng trở nên vô cùng quan trọng với các đại diện bán hàng khi họ thực hiện các cuộc gọi. Các chuyên gia ước tính rằng người tiêu dùng đi qua 70-90% hành trình của người mua trước khi liên hệ với một nhà cung cấp. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng hiểu biết rất nhiều khi liên hệ với nhà cung cấp.

Nguồn: Tổng hợp 

Lời kết

Qua bài viết trên của ATP Web đã cung cấp đến các bạn đọc một số thông tin về hữu ích. ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website