Mục lục

Các loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử năm 2024

Thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay đã góp phần thúc đẩy thị trường kinh doanh thương mại điện tử ngày càng trở nên thịnh hành và phát triển vượt trội hơn so với những năm trước đây. Hàng trăm doanh nghiệp đã chọn nền tảng này để xây dựng thương hiệu nhưng không phải ai cũng có thể thành công và thu về lợi nhuận cho bản thân mình.

Trước khi bước chân vào thị trường này thì các doanh nghiệp hãy cùng tìm hiểu về các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất trong bài viết dưới đây nhé !

XEM THÊM: B2E là gì? Doanh nghiệp được gì khi áp dụng mô hình B2E

B2C – Doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

Mục tiêu của các doanh nghiệp B2C (Business to Customer) chính là kinh doanh các sản phẩm cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng các mặt hàng của họ – cũng là đối tượng mà họ hướng đến. Mô hình B2C là mô hình kinh doanh phổ biến nhất, do đó, có nhiều cách tiếp cận độc đáo theo mô hình này.

Bất cứ thứ gì bạn mua trong cửa hàng trực tuyến với tư cách là người tiêu dùng như: tủ quần áo, đồ dùng gia đình, dịch vụ giải trí,… – đều được thực hiện như một phần của giao dịch B2C. Quá trình để khách hàng đưa ra quyết định giao dịch mua hàng ở mô hình kinh doanh B2C diễn ra nhanh hơn nhiều, so với việc mua hàng của doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), đặc biệt là đối với các mặt hàng có giá trị thấp.

Do chu kỳ bán hàng ngắn hơn so với các mô hình kinh doanh khác, các doanh nghiệp B2C thường chi trả ít hơn cho việc tiếp thị để bán hàng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc giá trị đơn hàng trung bình của doanh nghiệp sẽ thấp hơn và ít đơn đặt hàng định kỳ hơn so với các đối tác B2B.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C không chỉ bao gồm sản phẩm như các vật dụng, thiết bị,… mà còn có các dịch vụ như dịch vụ sửa chữa, dọn dẹp, thiết kế,…

Ví dụ: khi sử dụng ứng dụng Shopee, khách hàng không chỉ trả chi phí cho việc mua sắm mà còn bao gồm chi phí của dịch vụ vận chuyển.

Mô hình kinh doanh B2C
Mô hình kinh doanh B2C

B2B – Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

Trong mô hình kinh doanh B2B, doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho một doanh nghiệp khác trên các nền tảng thương mại điẹn tử. Đôi khi doanh nghiệp sẽ là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó, nhưng thông thường thì sau khi mua, doanh nghiệp sẽ bán lại cho người tiêu dùng. Các giao dịch B2B thường có chu kỳ bán hàng dài hơn, nhưng giá trị đơn hàng cao hơn và nhiều lần mua hàng định kỳ hơn.

Các doanh nghiệp B2B trong thị trường này đã xây dựng và giữ vững vị thế cho mình bằng cách thay thế các danh mục và tờ đặt hàng bằng các cửa hàng thương mại điện tử và cải thiện việc xác định mục tiêu trong các thị trường ngách.

Theo thống kê năm 2020, gần một nửa số người mua B2B là thế hệ trẻ – gần gấp đôi so với năm 2012. Khi các thế hệ trẻ bước vào tuổi thực hiện các giao dịch kinh doanh, việc sử dụng mô hình kinh doanh B2B trên không gian trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến hơn.

Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B

C2B – Người tiêu dùng đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp C2B cho phép các cá nhân bán hàng hóa và dịch vụ của họ cho các công ty khác. Trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử này, một website có thể cho phép khách hàng đăng công việc họ muốn hoàn thành và yêu cầu các doanh nghiệp đặt giá thầu để có cơ hội. Các dịch vụ tiếp thị liên kết cũng sẽ được coi là C2B.

Một trong những ưu điểm đem lại lợi thế cạnh tranh của mô hình thương mại điện tử C2B này chính là giá cả hàng hóa và dịch vụ. Cách tiếp cận này cung cấp cho người tiêu dùng quyền lực để tự định giá của họ hoặc để các doanh nghiệp trực tiếp cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.

Hiện nay, Các doanh nghiệp C2B đã sử dụng một cách sáng tạo mô hình này để kết nối các công ty với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm của họ.

FANPAGE ATPWEB 1 ATPWeb - Khởi Tạo Ngôi Nhà Online

C2C – Người tiêu dùng đối với người tiêu dùng

Mô hình kinh doanh C2C – còn được gọi là thị trường trực tuyến với mục đích kết nối người tiêu dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thường kiếm tiền bằng cách tính phí giao dịch hoặc phí niêm yết.

Các doanh nghiệp trực tuyến như Craigslist và eBay đã đi tiên phong trong mô hình này trong những ngày đầu của internet. Các doanh nghiệp C2C được hưởng lợi từ sự tăng trưởng tự lực của người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với một số thách thức trong việc kiểm soát chất lượng và bảo trì công nghệ.

C2C Definition e1622624706306 ATPWeb - Khởi Tạo Ngôi Nhà Online

Thương Mại Điện Tử đối với các cơ quan Hành chính/ Chính phủ

Các mô hình  kinh doanh được liệt kê ở trên là cấu trúc bán lẻ thương mại điện tử truyền thống, nhưng không phải là những mô hình kinh doanh duy nhất. Còn có các loại thương mại điện tử khác liên quan đến việc chính phủ và các cơ quan hành chính công thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.
  • B2G (còn gọi là B2A): Mô hình kinh doanh dành cho các doanh nghiệp có khách hàng duy nhất là chính phủ hoặc loại hình hành chính công.

Doanh nghiệp với quản trị (B2A), còn được gọi là doanh nghiệp với chính phủ (B2G), đề cập đến tất cả các giao dịch giữa các công ty và cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan chính phủ. Các cơ quan chính phủ sử dụng các website làm trung tâm để giao dịch và trao đổi thông tin với các tổ chức kinh doanh khác nhau. Đây là một lĩnh vực liên quan đến nhiều dịch vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực như an sinh xã hội, việc làm và các văn bản pháp luật.

Các doanh nghiệp đã quen với việc tương tác với các doanh nghiệp khác hoặc trực tiếp với người tiêu dùng thường gặp phải những trở ngại khi làm việc với các cơ quan chính phủ. Các lớp quy định có thể làm tổn hại đến hiệu quả tổng thể của quá trình ký hợp đồng và do đó, các chính phủ có xu hướng mất nhiều thời gian hơn các công ty tư nhân để phê duyệt và bắt đầu thực hiện một dự án nhất định.

government support 1030x591 1 ATPWeb - Khởi Tạo Ngôi Nhà Online

  • C2G (còn gọi là C2A): thường là các cá nhân trả tiền thuế hoặc học phí cho chính phủ cho các trường đại học.

Thương mại điện tử từ người tiêu dùng đến cơ quan hành chính/ chính phủ (C2G/ C2A) bao gồm tất cả các giao dịch điện tử giữa các cá nhân và cơ quan hành chính công. Mô hình thương mại điện tử C2A giúp người tiêu dùng đăng các câu hỏi của họ và yêu cầu thông tin liên quan đến lĩnh vực công trực tiếp từ chính quyền địa phương / cơ quan chức năng của họ. Nó cung cấp một cách dễ dàng để thiết lập thông tin liên lạc giữa người tiêu dùng và chính phủ.

Ví dụ về C2A bao gồm thuế (khai thuế), sức khỏe (lên lịch hẹn bằng dịch vụ trực tuyến) và trả học phí cho giáo dục đại học.

Consumer To Administration Diagram ATPWeb - Khởi Tạo Ngôi Nhà Online
ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về kinh doanh thương mại điện tử và nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng một Website thương mại điện tử cho mình nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu nhất thì hãy liên hệ ngay với ATPWeb trong hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé !
ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website