Mục lục

Concept là gì? Cách sáng tạo Concept trong Content Marketing 2024

Sáng tạo Concept trong Content Marketing – Chắc hẳn các Content Marketer đều đã từng trải qua cảm giác “bất lực” vì không định hướng được Concept để phát triển và xây dựng nội dung cho riêng mình.

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ hiện đại đã ngày càng nâng cao thị hiếu và nhu cầu giải trí cũng như tiếp nhận thông tin của công chúng hơn, điều này đã tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng cũng gây không ít khó khăn cho các Content Marketer.

Trong bài viết này, ATP Web sẽ chia sẻ một số khái niệm về Concept cũng như cách để có thể sáng tạo Concept trong Marketing Content một cách hiệu quả.

Khái niệm Concept trong Content Marketing là gì?

Concept trong Content Marketing hiểu một cách đơn giản nghĩa là sáng tạo ra 1 bộ khuôn, bộ khuôn đó sẽ là chủ đề chính để tất cả mọi người có thể làm theo nó hoặc chúng ta có thể làm theo 1 series như vậy để duy trì content hoặc viral content.

Concept trong Content Marketing không chỉ xuất hiện trong Video, nó còn xuất hiện ở tất cả mọi khía cạnh của Content.

“Content là tất tần tật tất cả những gì mà khách hàng thấy ở chúng ta”, nó có thể là 1 bài đăng group, nó có thể là phong cách trên profile cá nhân, nó có thể là bất cứ thứ gì mà chúng ta thể hiện ra trên nền tảng online (hoặc offline).

XEM THÊM: Viral Content là gì? Cách tạo Content hút 1.000 traffic mỗi ngày 2021

Concept là gì ?
Concept trong Content Marketing là gì?

Concept trong Content Marketing có ý nghĩa gì?

Thông thường, ai ai cũng sẽ nghĩ Concept nó là 1 cái gì đó rất mơ hồ và thậm chí chẳng hiểu rõ được giá trị của nó. Đó là vì chúng ta đang “Làm content ngắn hạn”.

Chúng ta đang cố gắng tạo ra một bài viết hay nhưng chúng ta đã lãng quên việc định vị cho thương hiệu của mình.

Xây dựng hình ảnh cá nhân thông qua concept riêng
Concept trong Content Marketing có ý nghĩa gì?

MỘT BÀI VIẾT CỦA BẠN CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC 1000 LIKE, NHƯNG SAU ĐÓ CÓ AI NHỚ TỚI BẠN KHÔNG?

Và để người ta nhớ tới bạn, đó chính là concept… là thứ để luôn lặp đi lặp lại và… khi mà người dùng đã quá quen với 1 concept, họ sẽ nhớ người tạo ra concept đó, hoặc nhân vật nằm trong concept đó. Một số ví dụ điển hình như:

  • Nhìn thấy ảnh là biết của Durex
  • Nhìn thấy dạng ảnh 2/3, hình trên chữ dưới là biết kiểu kiểu của trang trường doanh nhân HBR
  • Nhìn thấy con thỏ là biết Page thỏ bảy màu.
  • ….
Concept Thỏ bảy màu được công chúng ghi nhớ sau một thời gian xây dựng hình ảnh
Concept Thỏ bảy màu được công chúng ghi nhớ sau một thời gian xây dựng hình ảnh

Làm sao để sáng tạo ra một Concept?

Sau đây sẽ là một vài gọi ý để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc sangs tạo các Concept trong Content Marketing cho cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.

1. Xác định mục tiêu của Concept

Bạn đang sáng tạo Concept cho công ty với mục đích, dụng ý gì? Hãy nhớ lại bài toán Nhận thức. Làm Concept cũng vậy, hãy có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của nó trước khi làm:

  • Có vai trò đại diện cho bộ mặt của thương hiệu, cá nhân.
  • Là bộ khung để hình thành các nội dung khác, là nền mống vững chắc đã hình thành nên “ngôi nhà” content.
  • Quyết định thành quả cho toàn cục, nó ảnh hưởng tới thương hiệu theo thời gian.
  • ….

Nếu bạn chỉ coi Concept đơn giản chỉ là 1 IDEA, cứ làm nó một cách bình thường rồi tới 1 lúc thì bạn sẽ thấy chán và cứ thay đổi liên tục mà không định hướng cho bản thân một concept nhất quán.

Làm sao để sáng tạo ra một Concept ?
Làm sao để sáng tạo ra một Concept ?

2. Phân tích thế mạnh bản thân

Nói thế này cho dễ hiểu, bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ đều có một thế mạnh gì đó mà người khác muốn xem mình thế hiện.

Ai mà muốn làm idol, muốn tạo ra concept riêng, muốn nổi bật thì ít nhất phải có cho mình 1 điểm gì đó đáng để người khác ngưỡng mộ.

Và quan trọng hơn, điểm nổi bật đó là một thứ bạn làm giỏi, bạn làm dễ, bạn có thể làm thường xuyên…. vậy thì nó mới đem đến lượng nội dung liên tục.

Trên tik tok, bạn hoàn toàn có thể thấy chỉ với 1 con mèo, con cún đã có thể trở thành nguyên 1 channel hàng trăm video.

Và đôi khi còn rất nhiều yếu tố khác, 1 người có nghị lực cũng khiến người khác ngưỡng mộ, sở hữu 1 đàn mèo cũng làm người khác xao xuyến…

Nhưng quan trọng là, bạn phải khai thác được bản thân mình có được 1 thế mạnh gì sau đó mới khai thác concept thế mạnh ấy.

XEM THÊM: Top 21 ý tưởng video TikTok “Triệu View&” 2021

Phân tích thế mạnh bản thân để tạo Concept
Phân tích thế mạnh bản thân để tạo Concept

3. Phân tích tâm lý của công chúng

Khi bạn viết 1 bài Content, bạn có thể viết theo cảm xúc mình, câu chữ tự tuôn trào ra… và đó là cảm xúc của bạn, nó không liên quan tới người khác.

Khi sáng tạo Concept, bạn đang tạo ra 1 trào lưu được nhiều người hưởng ứng được nhiều người hưởng ứng thì đó là cảm xúc của người xem.

Vậy nên, khi bạn sáng tạo 1 Concept viral có nghĩa là bạn đang tạo ra 1 thứ gì đó phục vụ cho cộng đồng, mà muốn phục vụ họ, hãy thấu hiểu tâm lý của họ.

Với vô số loại cảm xúc như: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên thì việc hiểu rõ tâm lý của công chúng đối với concept của mình sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đưa ra những giải pháp tốt nhất.

Ví dụ như khi xem một video hài hước ta sẽ cảm thấy vui, khi xem một video với nhiều kiến thức thú vị sẽ khiến ta ngạc nhiên, đó là những cảm xúc mà 50-70% người đọc sẽ có (còn tùy vào môi trường bài đăng được đăng ở đâu, tệp đối tượng như thế nào).

Trước khi chúng ta muốn sáng tạo idea cho concept, chúng ta cũng phải xác định được tâm lý mà chúng ta muốn khách hàng có, từ đó nó sẽ là thước đo chuẩn để sáng tạo concept.

Phân tích tâm lý của công chúng trước khi sáng tạo Concept
Phân tích tâm lý của công chúng trước khi sáng tạo Concept

4. Lên các IDEA cho concept

Đây là bước gây khó khăn nhất vì không phải ai cũng sáng tạo ra được nhiều IDEA, và cái này thì tùy thuộc vào vốn sống của mỗi người, mỗi ngành nghề, mỗi thế mạnh.

SÁNG TẠO = KIẾN THỨC NỀN + TRENDING (xu hướng của những người đang làm tốt) + NHẢY SỐ (sự liên tưởng, hình tượng hóa, tưởng tượng)

VẬY, việc chúng ta cần làm trong bước này là hoàn thiện 3 bước trên:

  • Liệt kê thế mạnh bản thân, các yếu tố mà người khác sẽ ngưỡng mộ.
  • Chọn một vài tâm lý tích cực, viral.
  • Liệt kê ra 1 list các idea từ các thế mạnh bản thân đó, sau đó xem xem có phù hợp với các tiêu chí tâm lý không.
Lên các IDEA cho concept
Lên các IDEA cho concept

5. Chắt lọc những yếu tố mà Concept cần có

Hãy trả lời các câu hỏi sau trước khi chọn concept:

  • Người xem sẽ có cảm xúc gì khi xem các nội dung mà bạn hướng đến ?
  • Liệu bạn có thể tạo ra nhiều video mới cùng thuộc series này không
  • Công chúng có dễ dàng tiếp nhận và “bắt chước” các nội dung của bạn không ? Việc được tiếp nhận đồng nghĩa với việc nội dung của bạn sẽ lan truyền nhanh chóng hơn.
  • Bạn đã kích thích hành động like, share, comment của công chúng khi xem chưa ?
  • Concept của bạn có thỏa mãn giá trị “cảm xúc”, “kiến thức”, “tinh thần” không ?
  • ….

Một vài câu hỏi nên cân nhắc:

  • Liệu bạn có vô tình nhắc đến các vấn đề nhạy cảm không?
  • Lưu ý những luật cấm của Facebook, Tik Toks, Youtube để tránh vi phạm.
  • Concept gây ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu của bạn không?

Việc cuối cùng là đưa ra mẫu concept thử rồi nhờ những người thân quen xem qua trước và tiếp nhận phản hồi từ họ để tìm ra cho mình được những lựa chọn hợp lý và viral nhất.

Chắt lọc những yếu tố mà Concept cần có
Chắt lọc những yếu tố mà Concept cần có

Nguồn tài liệu tham khảo và tổng hợp từ Thanh Huyền ATP

XEM THÊM:

> Top 10 Công cụ hỗ trợ viết Content đắc lực cho Content Writer 2021

[Hướng dẫn] Cách sử dụng ATP Content để kiểm tra từ khóa bị “cấm”

Content Marketing: 5 Định dạng cơ bản giúp thu hút khách hàng tiềm năng

Content là gì ? 5 Lợi ích mà Content đem lại cho Website

 

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE

Liên hệ:
5/5 - (2 bình chọn)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website