Mục lục

Phân tích SWOT giúp thúc đẩy doanh số bán hàng 2024

Khi cần hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình, bạn sẽ làm gì? Thông thường, đa số người làm marketing hoặc chủ doanh nghiệp sẽ chọn cách nghiên cứu đối tượng và phát họa tính cách người mua. Khi đó, phân tích SWOT sẽ là một bước hữu ích giúp bạn hiểu một cách toàn diện hơn về khách hàng cũng như chính chiến lược marketing của mình

SWOT là từ viết tắt của Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats, tạm dịch là Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức. Theo đó, phân tích SWOT là công việc nghiên cứu và đi sâu vào từng lĩnh vực này của doanh nghiệp nói chung hoặc liên quan đến các lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp bạn, chẳng hạn như marketing.

Phân tích SWOT là một trong những công việc cực kỳ quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trong bối cảnh kỹ thuật số thay đổi một cách chóng mặt như ngày nay. Việc phân tích này sẽ giúp team marketing của bạn đưa ra các quyết định đúng đắn hơn và thúc đẩy doanh số tốt hơn cho các chiến dịch marketing sắp tới.

Tại sao Phân tích SWOT lại quan trọng đối với các doanh nghiệp mới?

SWOT
Phân tích SWOT

Điểm nổi bật nhất của phân tích SWOT so với các phương pháp khác là nó hoàn toàn miễn phí. Bất kỳ ai hiểu rõ và quen thuộc với thương hiệu của bạn cũng có thể tiến hành phân tích SWOT, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không cần phải đầu tư một khoản chi phí cho công việc phân tích, định hướng này nên đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có nhiều kinh phí cho nghiên cứu và triển khai các chiến dịch marketing.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp nhỏ hơn, phân tích SWOT là một phương pháp kinh doanh tốt vì nó giúp làm rõ các yếu tố bên trong và bên ngoài chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp.

Phân tích SWOT là một phân tích tình huống nhằm xác định sự kém hiệu quả trong các quy trình tiếp thị của bạn và làm nổi bật điểm mạnh chúng. Phân tích SWOT cũng tập trung vào bối cảnh thực tế của doanh nghiệp, có nghĩa là bạn có thể hiểu rõ về vị trí của mình so với đối thủ cạnh tranh. Bằng cách này, bạn sẽ có những định hướng rõ ràng hơn để có thể cải thiện năng suất và tăng doanh số bán hàng.

Có thể nói phân tích SWOT là phân tích các sự kiện. Mục đích của phân tích SWOT là sử dụng những dữ kiện đó, thể hiện bức tranh trực quan về vị trí hiện tại của doanh nghiệp bạn để đưa ra các giải pháp sẽ nâng cao thương hiệu của bạn. Mục đích của phân tích SWOT trong tiếp thị là giúp bạn tạo ra các bước rõ ràng để củng cố doanh nghiệp của mình.

Phân tích SWOT trong Marketing

Để bắt đầu phân tích SWOT trong quản lý tiếp thị, bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi team marketing của mình những câu hỏi bên dưới. Tuy nhiên, chỉ là những gợi ý để bạn tham khảo, ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tùy vào đặc trưng lĩnh vực kinh doanh hoặc thị trường, khác hàng của mình mà lựa chọn những câu hỏi phù hợp.

Nhìn chung, những câu hỏi có thể chia thành 4 nhóm gồm S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội và T – Thách thức. Cụ thể:

Điểm mạnh

str ATPWeb - Khởi Tạo Ngôi Nhà Online
S – Strength (Điểm mạnh)
  • Doanh nghiệp của bạn làm tốt điều gì nhất?
  • Tại sao doanh nghiệp của bạn làm điều này tốt nhất?
  • Điều gì làm cho doanh nghiệp / sản phẩm / dịch vụ của bạn trở nên độc đáo?
  • Làm thế nào để những người bên ngoài thấy được điểm mạnh của doanh nghiệp bạn?
  • Thành tựu lớn nhất của doanh nghiệp bạn cho đến nay là gì?

Điểm yếu

W - Weakness (Điểm yếu)
W – Weakness (Điểm yếu)
  • Doanh nghiệp của bạn làm chưa tốt điều gì nhất?
  • Tại sao doanh nghiệp của bạn làm điều này chưa tốt?
  • Những bất lợi mà doanh nghiệp của bạn gặp phải là gì?
  • Doanh nghiệp của bạn đã nhận được phản hồi như thế nào từ phía khách hàng về những điểm chưa tốt này?
  • Nhân viên của bạn cần được đào tạo thêm những kỹ năng gì để khắc phục những điểm hạn chế này?

Cơ hội

O - Opportunity (Cơ hội)
O – Opportunity (Cơ hội)
  • Doanh nghiệp của bạn tiếp nhận những phản hồi tiêu cực và sử dụng nó như thế nào?
  • Doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng những thay đổi ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của mình như thế nào?
  • Doanh nghiệp của bạn có khả năng thực hiện những dự án kinh doanh hoặc tiếp thị mới nào trong vòng sáu tháng tới?
  • Có nhu cầu nào trong ngành mà bạn chưa có nhưng vẫn có khả năng bổ sung trong tương lai hay không?

Thách thức

T - Threat (Thách thức)
T – Threat (Thách thức)
  • Doanh nghiệp của bạn phải đối mặt với những trở ngại nào trong sản xuất, bán hàng, tiếp thị, môi trường làm việc và các lĩnh vực khác?
  • Có điểm yếu nào đã tác động tiêu cực đến các hoạt động tiếp thị đến mức có thể khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu tiếp thị hay không?
  • Trong những phương pháp kinh doanh mà bạn đang áp dụng, có phương pháp nào có thể cản trở sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai hay không?
  • Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp có mang lại chất lượng và sự hài lòng như các đối thủ cạnh tranh không?
  • Doanh nghiệp nên cảnh giác với những thay đổi nào trong ngành mà mình đang hoạt động?

Tạo Chiến lược Tiếp thị Phân tích SWOT

 

Phân tích SWOT giúp thúc đẩy doanh số bán hàng (2021)

Sau khi tiến hành nghiên cứu SWOT, bạn sẽ cần tập hợp các thông tin mà mình có được dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra kế hoạch hành động, giải quyết (các) vấn đề và nâng cao chức năng tiếp thị của mình.

Nếu điểm yếu lớn nhất doanh nghiệp hiện tại là giao tiếp nhóm, hãy xem xét một giải pháp kỹ thuật số như Basecamp hoặc Slack. Nếu bạn đang tìm cách cải thiện doanh số bán hàng trực tuyến của mình nhưng nhân viên của bạn thiếu kinh nghiệm, hãy xem xét đào tạo họ hoặc thậm chí thuê ngoài một phần công việc cho một đại lý Thương mại điện tử.

Cách bạn triển khai các thông tin sau phân tích hoàn toàn dựa trên những việc mà bạn cần làm để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, do đó, hoàn toàn không có một quy trình chính xác nào cho tất cả các trường hợp.

“Quá trình này đòi hỏi bạn phải dành thời gian để phân tích từng khía cạnh và phát triển các chiến lược để luôn ở thế chủ động. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải thường xuyên phải đối mặt với các cơ hội và thách thức nhưng hãy chủ động để duy trì tính cạnh tranh”.

_Scholly Bubenik – Cộng tác viên của Forbes_

Dựa vào phân tích SWOT, hãy cố gắng thay đổi để làm sao tận dụng được điểm mạnh cũng như cơ hội của mình và giảm thiểu tối đa điểm yếu và thách thức dành cho bạn. Bên cạnh đó, hãy định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, bởi những yếu tố trên sẽ luôn thay đổi.

ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và nếu như bạn đang có nhu cầu xây dựng một kế hoạch marketing cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu nhất thì hãy liên hệ ngay với ATPWeb trong hôm nay để được tư vấn miễn phí nhé!

Nguồn: Tổng hợp

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 

ATPWEB – XÂY DỰNG NGÔI NHÀ ONLINE
Liên hệ:
Đánh giá bài viết post

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Thiết Kế Web
BLOG
Đăng ký tư vấn
Thiết kế website
Đồng hành cùng ATP WEB

Đăng ký tư vấn Thiết kế website