Trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần những Manager để phân bổ và quản lý công việc. Vậy Manager là gì? Manager làm gì? Kỹ năng một Manager cần có.
Manager là gì?
Manager là chức danh của vị trí quản lý trong các doanh nghiệp. Theo nghĩa tiếng Việt thường được hiểu là trưởng phòng hay quản lý. Thông thường manager sẽ phụ trách một bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp mà manager sẽ phụ trách những công việc khác nhau. Tuy nhiên công việc chính của manager là theo dõi, đánh giá hiệu quả và hiệu suất công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý. Đồng thời manager cũng chịu trách nhiệm giám sát, xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc và thực hiện những công việc khác theo sự phân công của ban giám đốc.
Những kỹ năng cần có của một Manager
Kỹ năng chuyên môn
Dù giữ chức vụ nào thì kỹ năng chuyên môn là kỹ năng không thể thiếu được, mà Manager lại là người chỉ đạo mọi việc nên phải thực sự giỏi, hiểu biết sâu rộng, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực mình quản lý. Có như vậy mới có thể lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, theo dõi, giám sát được nhân viên của mình.
Hơn nữa, một người quản lý giỏi chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm sẽ nhận được sự tin tưởng, kính trọng của nhân viên, những quyết định của họ mới có giá trị và được mọi người tuân theo.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Một người quản lý bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử giỏi. Giao tiếp tốt nghĩa là phải biết cách sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt một thông điệp rõ ràng, giải thích cho mọi người hiểu vấn đề và biết cách thuyết phục người nghe.
Muốn giao tiếp tốt, Manager còn cần phải biết quan sát, đánh giá mọi người. Đó là cơ sở để chọn chủ đề, cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ phù hợp với những đối tượng khác nhau. Khi nói chuyện phải tạo bầu không khí thân thiện, làm sao để người nghe cảm thấy thoải mái, cảm nhận được sự tự nhiên và chân thành.
Một Manager phải biết cách ứng xử linh hoạt, trong những hoàn cảnh khác nhau, và với những đối tượng khác nhau sẽ phải điều chỉnh cách cư xử sao cho phù hợp. Ví dụ, với cấp trên thì cần phải khiêm tốn; với cấp dưới phải thẳng thắn, kiên quyết; với khách hàng thì khéo léo,…
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo thể hiện ở việc, một Manager phải hiểu rõ mọi nhân viên dưới quyền của mình, biết được năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của họ để phân công công việc phù hợp. Thêm nữa, còn phải biết cách xây dựng môi trường thân thiện, đoàn kết, biết kết nối mọi người với nhau. Có đoàn kết thì mới phối hợp ăn ý với nhau, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc đạt kết quả cao.
Chịu được áp lực công việc
Một Manager có khối lượng công việc lớn, phải suy nghĩ, chu toàn mọi việc. Vì là người chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng nên họ có áp lực công việc rất lớn, làm sao để hướng dẫn mọi người làm việc để hoàn thành tốt mục tiêu được giao, lúc nào cũng phải suy nghĩ cách làm thế nào để nâng cao hiệu suất và kết quả công việc.
Việc làm thêm giờ đối với một quản lý là điều hết sức bình thường, xảy ra thường xuyên. Họ luôn là người đến sớm nhất và về muộn nhất. Không chỉ giao việc và chờ nhận báo cáo, tổng hợp lại rồi nộp lên trên là có thể hoàn thành công việc của một Manager. Khi nhận báo cáo của cấp dưới, họ còn phải kiểm tra, đánh giá, sửa chữa để nó hoàn thiện và hoàn hảo nhất. Vì vậy mà họ thường là người rời văn phòng cuối cùng.
Có tầm nhìn
Có tầm nhìn nghĩa là người quản lý phải hiểu rõ mục tiêu của công ty, từ đó lên kế hoạch từng bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Mọi việc đang làm cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể và đều phải hướng tới mục đích tiêu đã xác định trước.
Để có thể đạt được mục đích của công ty đề ra, người quản lý phải biết cân nhắc giữa được và mất để đưa ra những quyết định đúng đắn, không làm chệch hướng mục tiêu ban đầu.
Khả năng phân tích, giải quyết vấn để
Trước một vấn để, người Manager phải tỉnh táo, bình tĩnh để phân tích, nhìn nhận nó một cách khách quan, thấu đáo nhất. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, không phải việc gì cũng diễn ra theo đúng như kế hoạch, dù có cẩn thận đến đâu thì cũng tiềm tàng những rủi ro không lường trước được. Trong trường hợp đó, người quản lý càng phải bình tĩnh tìm cách giải quyết, làm sao để rủi ro đó không ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch và mục tiêu chung.
Sự khác nhau giữa Leader và Manager
Manager là người có khả năng giao phó công việc, đưa ra những ý tưởng mới, đồng thời chịu trách nhiệm với những gì họ làm và những người mà họ đang quản lý. Manager còn phải hiểu rõ và quyết định việc ai sẽ là người leader trong một nhóm. Trong khi đó, leader là người đứng đầu trong một nhóm và đảm bảo nhân viên phát huy hết khả năng để hoàn thành tốt công việc.
Không chỉ vậy, Manager là người sẽ duy trì và vận hành để kế hoạch được hoạch định diễn ra một cách trơn tru. Và Leader sẽ là người chịu trách nhiệm, hướng dẫn cụ thể, chú ý đến nhân viên cấp dưới để kiểm soát họ thực hiện theo đúng nhiệm vụ của mình.
Tóm lại, muốn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp giữa Manager và Leader.
Nhiệm vụ, vai trò của manager
Mỗi công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc thù công việc khác nhau, nên nhiệm vụ của manager cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung manager thường đảm nhận những nhiệm vụ chính sau đây:
1- Giám sát và quản lý nhân viên cấp dưới
Nhiệm vụ của manager là phải kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của nhân viên dưới quyền. Manager cần đảm bảo nhân viên cấp dưới làm việc nghiêm túc, bám sát tiến độ công việc và đảm bảo công việc đang theo đúng mục tiêu đã đặt ra.
2- Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
Bên cạnh việc giám sát quá trình làm việc của nhân viên, thì manager còn phải đánh giá hiệu quả và hiệu suất công việc của từng nhân viên. Việc này giúp manager xác định rõ thành quả đạt được cũng như những hạn chế cần phải khắc phục. Trên cơ sở đó, manager có thể động viên và hướng dẫn nhân viên của mình cải thiện hiệu quả công việc.
3- Xử lý các vấn đề xảy ra
Mặc dù trước khi thực hiện công việc, mọi thứ đều được lên kế hoạch một cách hoàn hảo nhất. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những vấn đề mới xảy ra. Do đó, manager cần luôn giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện vấn đề. Khi đã nhận diện được vấn đề cần bình tĩnh phân tích để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Lời kết
Qua bài viết trên của ATP Web đã cung cấp đến các bạn đọc một số thông tin về hữu ích. ATPWeb mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
- Hotline: 0707 6666 56
- Fanpage: ATP Web
- Gmail: info@atpweb.vn
- Website: https://atpweb.vn/