Account Manager là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, bởi sự khéo léo nhưng không kém phần cứng rắn của Account Manager sẽ quyết định một phần thành công của dự án.
Vậy Account Manager là gì? Các tố chất nào sẽ tạo nên một Account Manager giỏi giang? Hãy cùng ATP WEB tìm hiểu nhé.
Account Manager là gì?
Account Manager là quản lý bộ phận Account trong các Agency, chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động liên quan đến việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và ký kết hợp đồng nhằm mang lại doanh thu cho công ty.
Đây là vị trí đưa ra quyết định, giải pháp cuối cùng khi các hoạt động liên quan đến khách hàng, hoặc dự án có vấn đề phát sinh.
Quan trọng hơn hết, bộ phần Account nói chung và Account Manager nói riêng cần tập trung và làm mọi cách để tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, mang lại giá trị bền vững cho tổ chức.
Công việc của một Account Manager
Về cơ bản, tính chất chất của vị trí Account Manager là tập trung vào việc gây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Quản lý bộ phận Account sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ các công việc liên quan đến Account, bao gồm những hoạt động như đàm phán và thực hiện hợp đồng với đối tác, tạo dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, “cầu nối” liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng…
Các công việc chính như sau:
- Đóng vai trò chủ chốt trong tất cả các vấn đề liên quan đến Account.
- Xây dựng cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như các bên liên quan như nhà tài trợ, các bên cố vấn,…
- Thỏa thuận, đàm phán hợp đồng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ đáng tin cậy với các bên liên quan đến khách hàng, các nhà tài trợ, các bên cố vấn,…
- Cập nhật và tạo bản dự báo các số liệu quan trọng trong công việc Account.
- Cập nhật rõ ràng tiến độ hoàn thành các hoạt động cho các bên liên quan.
Account manager chịu trách nhiệm gì?
Nếu không phân tích kỹ, việc duy trì phát triển mối quan hệ khách hàng dễ bị xem nhẹ. Khi chia nhỏ phạm vi và trách nhiệm của một Account manager, ta mới thấy tầm quan trọng của vị trí này. Các nhiệm vụ chính thường gồm:
Thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng
Một trong những cách chính để Account Manager duy trì quan hệ tích cực với khách hàng là giữ vai trò liên hệ chính với khách hàng:
- Bất kỳ lúc nào khách cần liên lạc với công ty để giải quyết thắc mắc hay cần tư vấn về sản phẩm, họ sẽ thực hiện việc đó thông qua AM của mình.
- Khi không thể tự giải quyết vấn đề của khách, AM vẫn phải dẫn dắt yêu cầu đó đến với bộ phận có trách nhiệm giải quyết thích hợp.
- Chịu trách nhiệm lên lịch họp, check-in định kỳ cho công việc và hiểu thêm về khách hàng và mối quan tâm của họ.
- Hiểu các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của khách hàng. Tạo chiến lược dựa theo các mục tiêu này từ sản phẩm/dịch vụ được công ty của AM cung cấp.
Thực hiện phân tích và báo cáo dữ liệu
Một trách nhiệm khác là phân tích dữ liệu của khách hàng và gửi bản cập nhật dữ liệu thường xuyên cho họ:
- Cung cấp báo cáo định kỳ, cập nhật tình trạng kinh doanh giữa công ty và khách hàng nhằm cho họ thấy giá trị của sản phẩm/dịch vụ công ty đang cung cấp. Điều này giúp thông tin chi tiết đến khách, giúp lãnh đạo cấp cao của họ ra quyết định kinh doanh, đánh giá việc gia hạn hợp động hay tăng doanh số bán hàng.
- Nắm rõ tình trạng hoạt động của tất cả tài khoản khách hàng, hiệu suất của sản phẩm/dịch vụ, các cơ hội bán thêm và gia hạn hợp đồng. Để phân tích kỹ hơn, AM có thể dùng phần mềm tạo báo cáo tổng quan như CRM.
Gia hạn hợp đồng
AM sẽ góp phần tăng doanh thu cho công ty nếu giúp khách hàng hiện tại tiếp tục sử dụng dịch vụ các sản phẩm/dịch vụ liên quan.
Nghề Account Manager có mức lương như thế nào?
Nghề Account có lộ trình thăng tiến đơn giản nhưng không kém phần thú vị và đầy thử thách. Các cấp bậc chính bao gồm:
- Account Executive
- Account Manager
- Account Director
Sau khi làm việc và đúc kết được kinh nghiệm từ 2-3 năm, từ Account Executive, bạn hoàn toàn có khả năng thăng tiến lên vị trí Account Manager, và sau đó là Senior Account Manager.
Tùy vào năng lực của bản thân, sự cố gắng nỗ lưuc, hiệu quả của dự án, các đóng góp giá trị, xây dựng lợi nhuận cho công ty, Account Director hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong 5 – 6 năm sau.
Mức thu nhập biến động tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Nhìn chung, Account Manager có mức lương từ 15 – 35 triệu/ tháng.
Bí quyết để thành công tại vị trí Account Manager là gì?
Có vốn kiến thức chuyên sâu về Marketing/Digital Marketing
Tính chất công việc của Account Manager liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh của Agency, tối đa hóa khả năng kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh và thậm chí là tạo doanh thu, lợi nhuận cho Agency.
Do vậy bắt buộc một Account Manager phải có nền tảng kiến thức chuyên sâu về Marketing/Digital Marketing cũng như quản trị kinh doanh.
Thông thường, vị trí này yêu cầu ứng viên có ít nhất là 1 – 3 năm kinh nghiệm làm trong nghề.
Kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý tình huống khéo léo
Account Manager phải làm việc và hợp tác với hầu hết các bộ phận trong và ngoài nội bộ công ty, đồng thời trực tiếp nói chuyện, thương lượng với khách hàng.
Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào rất nhiều khâu trong Marketing như phát triển ý tưởng sản phẩm mới, quản lý dự án, nắm bắt những xu hướng về sản phẩm,…
Do vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và linh hoạt trong việc xử lý các tình huống để vừa có thể thuyết phục khách hàng, vừa giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
Kỹ năng ngoại ngữ
Khách hàng của Agency không chỉ gói gọn những đối tượng khách hàng trong nước mà còn là những đối tác nước ngoài. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ (tối thiểu là tiếng Anh) là tiêu chuẩn cần thiết đối với một Account Manager.
Ngoài ra, việc biết thêm các ngôn ngữ khác cũng là lợi thế để các ứng viên ứng tuyển vị trí này, tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân.
Kỹ năng kiểm soát chi phí, ngân sách dự án
Account Manager phải biết cân bằng ngân sách cho phép và chi phí phải bỏ ra nhằm đảm bảo sau dự án, công ty sẽ có lợi nhuận, tránh phát sinh thu không bù chi.
Đôi khi những phát sinh không mong muốn được gây ra từ phía client chứ không phải từ đội ngũ công ty. Chính vì vậy, bạn phải có lập trường cứng rắn, quan điểm rõ ràng để từ chối những yêu cầu vô lý của client.
XEM THÊM: 8 Hình thức Nghiên cứu thị trường hiệu quả nhất
Kỹ năng điều phối công việc giữa các phòng ban liên quan đến dự án
Chiến lược của Account Manager liên quan đến việc quản lý các Account. Do vậy, họ cần có tầm nhìn chiến lược dài hơi chứ không phải với lợi ích ngắn hạn, khả năng dàn xếp, trao đổi với nhiều bộ phận, sau đó thỏa thuận cũng như tạo ra kế hoạch dài hạn phù hợp nhằm mang lại doanh thu cho công ty.
Đây cũng chính là lý do tại sao bạn là một Sale giỏi nhưng chưa chắc đã phù hợp với vị trí Account Manager.
TỔNG KẾT
Có thể nói Account Manager là vị trí rất quan trọng của Agency. Vì vậy bài viết trên đây đã giới thiệu với các bạn toàn bộ những thông tin về Account Manager để các bạn có thể hiểu rõ Account Manager là gì cũng như tố chất để trở thành một Account Manager thành công.
Hy vọng các bạn có thể bỏ cho mình những bí quyết tuyệt vời và hãy áp dụng nó thật thành công nhé.
Xem thêm: Agency là gì? Tổng hợp kiến thức về Agency và công việc của Agency
ATPWEB – Xây dựng ngôi nhà Online
Liên hệ:
- SĐT: 0707 6666 56
- Fanpage: https://facebook.com/atpweb.vn
- Website: atpweb.vn